Soạn bài Tản Viên từ phán sự lục - Văn 10 KNTTSoạn bài Tản Viên từ phán sự lục trang 15, 16, 17, 18, 19, 20 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 2. Tử Văn có những suy nghĩ, cảm xúc gì khi nghe câu chuyện của Thổ Công? I. Trước khi đọc Câu 1: Bạn có thích đọc những truyện kể chứa đựng các yếu tố kì ảo không? Vì sao? Phương pháp: Học sinh nêu cảm nhận của bản thân. Trả lời: - Truyện có những yếu tố kì ảo luôn có sức hấp dẫn bạn đọc bởi nó khiến chúng ta tò mò, bị lôi cuốn bởi những điều không có thực đó. Câu 2: Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi chúng ta phải chứng kiến hoặc trải qua những sự việc ngang trái, bất công. Lúc đó, bạn cảm thấy như thế nào và mong muốn điều gì? Phương pháp: Dựa vào trải nghiệm của bản thân và đưa ra câu trả lời. Trả lời: - Trước những sự việc bất công, tôi cảm thấy vô cùng bất bình và tức giận. Tôi mong muốn mình có thể đứng ra giải quyết, giúp đỡ người chịu khổ và trừng phạt kẻ gây ra những trái ngang cho người khác. II. Đọc Văn Bản Câu 1. Chú ý lời giới thiệu về nhân vật Tử Văn Phương pháp: Dựa vào nội dung đoạn 1 Trả lời: - Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực. Câu 2. Tử Văn có những suy nghĩ, cảm xúc gì khi nghe câu chuyện của Thổ Công? Phương pháp: Dựa vào nội dung đoạn 2 Trả lời: - Tử Văn kinh ngạc khi nghe câu chuyện của Thổ Công và hỏi rõ ngọn ngành, sẵn sàng đòi lại công bằng cho Thổ Công. Câu 3. Dự đoán kết quả cuộc đấu tranh của Tử Văn dưới cõi âm. Phương pháp: Dựa vào nội dung đoạn ba và cảm nhận của bản thân. Trả lời: - Dự đoán: Tử Văn tố cáo tên tướng bại trận của Bắc triều với Diêm Vương và thắng kiện Câu 4. Sự việc nào có tác dụng xoay chuyển tình thế của cuộc xử án? Phương pháp: Dựa vào văn bản và nội dung đoạn 3, tìm sự việc có tác dụng xoay chuyển tình thế của cuộc xử án. Trả lời: - Tử Văn xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi. Câu 5. Diễn biến và kết quả cuộc đấu tranh của Tử Văn có giống như suy đoán của bạn không? Phương pháp: Xem lại suy đoán của bạn ở HĐ3 và so sánh. Trả lời: - Giống. Vì cuối cùng Tử Văn đã chiến thắng, lấy lại được công bằng cho Thổ công. Câu 6. Vì sao Tử Văn đồng ý nhận chức phán sự đền Tản Viên? Phương pháp: Xem lại đoạn văn từ “Sau đó một tháng…. Tử Văn vui vẻ nhận lời, rồi không bệnh mà mất” Trả lời: - Tử Văn nhận chức Phán sự vì muốn trở thành một vị quan chính nghĩa, xét xử công bằng những vụ án của nhân dân, để kẻ ác không lộng hành, người tốt không chịu khổ. Câu 7. Ai là người đưa ra lời bình? Nội dung chính của lời bình là gì? Phương pháp: Xem lại lời bình ở đoạn cuối và rút ra nội dung chính. Trả lời: - Người đưa ra lời bình là tác giả Nguyễn Dữ. - Nội dung chính: Ca ngợi bản lĩnh chính trực, dũng cảm, dám chống lại cái xấu, bảo vệ cái tốt của Ngô Tử Văn, đồng thời thể hiện niềm tin về lẽ công bằng ở đời. III. Sau khi đọc Câu 1. Xác định người kể chuyện trong Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên. Những lời kể nào giúp bạn có được sự hình dung ban đầu về tính cách của nhân vật Tử Văn? Phương pháp: Xem lại nội dung bài đọc Trả lời: - Người kể chuyện là tác giả Nguyễn Dữ - Những lười kể giúp hình dung về tính cách của nhân vật Tử Văn: Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc vẫn khen là một người cương trực. Câu 2. Nêu các sự kiện chính của câu chuyện. Các sự kiện đó được trình bày theo trình tự nào? Phương pháp: Xem lại nội dung bài đọc và tìm các sự kiện chính. Trả lời: - Các sự kiện chính: + Trong làng có ngôi đền bị hồn ma tác yêu tác quái, Tử Văn tức giận khấn trời và châm lửa đốt đền. + Tử Văn sốt mê man, mơ thấy tên hung thần đòi trả đền và đe doạ đưa xuống địa ngục + Tử Văn gặp Thổ Công và được nghe kể rõ câu chuyện về viên tướng ở đền, bất bình muốn kiện Diêm Vương. + Trước Diêm Vương, Tử Văn đã tố cáo tên hung thần, bắt hắn phải chịu tội, yêu cầu xin tư giấy đến đền Tản Viên để làm chứng. + Tên tướng bị Diêm Vương trừng phạt, Tử Văn được thưởng và trở về trần gian. + Tử Văn mất và nhận chức phán sự ở đền Tản Viên. - Các sự kiện được kể theo trình tự thời gian. Câu 3. Tóm tắt diễn biến của chuyện xử án. Chỉ ra các yếu tố góp phần làm nên chiến thắng của Tử Văn trong phiên tòa. Theo bạn, yếu tố nào đóng vai trò quyết định trong chiến thắng đó? Phương pháp: Xem lại đoạn văn thứ 3 và tóm tắt lại diễn biến cuộc xử án Trả lời: - Diễn biến câu chuyện xử án: Tử Văn bị đưa xuống Âm Phủ, Diêm Vương xét xử định tội. Ngô Tử Văn và người đội mũ trụ cãi cọ mãi không phân phải trái. Vì vậy, Tử Văn yêu cầu xin giấy tư đền ở Tản Viên để làm chứng khiến tên đội mũ trụ sợ hãi, nói khéo tha tội Tử Văn. Diêm Vương sai người đến Tản Viên chứng thực, nhận ra viên tướng kia nói dối liền xử phạt, bỏ vào ngục Cửu U, còn Tử Văn được thưởng và trở về trần gian. - Yếu tố đóng vai trò quyết định cho chiến thắng của Tử Văn: thái độ cương quyết, khẳng khái của Ngô Tử Văn khiến Diêm Vương phải sai người đến đền Tản Viên để lấy chứng thực. Câu 4. Nhân vật Tử Văn được khắc họa chủ yếu qua những chi tiết nào? Chọn phân tích một số chi tiết tiêu biểu, từ đó nhận xét khái quát về tính cách của nhân vật này? Phương pháp: Đọc lại văn bản và tìm những chi tiết khắc họa nhân vật Ngô Tử Văn Trả lời: - Nhân vật Tử Văn được khắc hoạ chủ yếu qua lời nói và hành động +Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt đền => Những hành động của Ngô Tử Văn rất cương quyết, có tính toán, chủ động, không phải sự bộc phát, cho thấy ý chí mạnh mẽ, quyết tâm diệt trừ cái xấu. + Khi nghe tên tướng đe doạ, Tử Văn ngồi ngất ngưởng tự nhiên => thái độ ngang tàng, bất khuất, không e sợ trước cái xấu, cái ác. + Câu nói: “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng” => Tinh thần khẳng khái, tự tin, dám làm dám chịu, không cúi đầu trước cái xấu cái ác của Ngô Tự Văn - Nhân vật Ngô Tử Văn là một người dũng cảm, cương trực, khẳng khái, luôn sẵn sàng đấu tranh bảo vệ cái ác và diệt trừ cái xấu. Câu 5. Sáng tạo chi tiết người đi đường gặp Tử Văn ngồi trên “xe quan Phán sự” và việc người đời sau truyền nhau về “nhà quan phán sự”, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì? Phương pháp: Suy nghĩ, liên hệ với văn bản và tưởng tượng Trả lời: - Tác giả nhấn mạnh người ở hiền gặp lành và sẽ được đền đáp xứng đáng. Ngô Tử Văn với việc làm chính nghĩa của mình đã nhận được phần thưởng xứng đáng, bất tử và để lại tiếng thơm muôn đời. Câu 6. Thế giới thần linh, ma quỷ trong truyện là sản phẩm hư cấu của nghệ thuật của Nguyễn Dữ. Khám phá thế giới đó, bạn hiểu thêm được điều gì về chủ đề của tác phẩm? Phương pháp: Xem lại kiến thức về những tác phẩm có yếu tố kì ảo của Nguyễn Dữ, liên hệ với văn bản để thấy được chủ đề mà tác giả truyền tải qua tác phẩm Trả lời: - Thế giới thần linh, ma quỷ trong câu chuyện đã thể hiện suy nghĩ của tác giả “trần sao âm vậy”, làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm. Những lời nói của Tử Văn với Thổ Công, lời nói của Diêm Vương đã phản ánh hiện thực chốn quan trường: những người có tài năng phải lánh đục về trong, còn những kẻ có chức có quyền thì cấu kết hại dân. Ngoài ra, tác phẩm còn phản ánh hiện thực cuộc sống đầy bất công, khổ cực đối với những con người thấp cổ bé họng trong xã hội. Câu 7. Nêu quan niệm về kẻ sĩ được thể hiện trong lời bình cuối truyện. Bạn có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao? Phương pháp: Xem lại lời bình ở cuối truyện và đưa ra nhận xét của bản thân. Trả lời: - Quan niệm về kẻ sĩ: Kẻ sĩ không nên kiêng sợ sự cứng cỏi. - Đồng tình với quan niệm đó. Vì kẻ sĩ là những người tri thức, có hiểu biết, vì vậy không nên vì bất cứ khó khăn gì mà nản lòng, bỏ cuộc. Câu nói đề cao phẩm chất kiên quyết hành động, con người cần phải bản lĩnh, dám nghĩ dám làm, dám đương đầu với khó khăn thử thách. IV. Kết nối đọc - viết Câu hỏi: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố làm nên sức hấp dẫn của câu chuyện trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Phương pháp: Chọn một yếu tố em cho là tạo nên sức hấp dẫn với văn bản (ví dụ chi tiết Tử Văn nói chuyện với Diêm Vương ở Minh ty), suy nghĩ sự ảnh hưởng của nó đối với sức hấp dẫn của văn bản Trả lời: Bài làm tham khảo Một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác giả đã viết rất thực, rất hay về một thế giới tâm linh kì ảo – đó là chốn Âm Phủ. Đó là cách để nhà văn gián tiếp tái hiện hiện thực xã hội thời bấy giờ, thông qua lời nói của Diêm Vương: “Lũ các ngươi chia toà sở, giữ chức sự, cầm lệnh chí công, làm phép chí công, thưởng thì xứng đáng mà không thiên tư, phạt thì đích xác mà không nghiệt ngã, vậy mà còn sự dối trá càn bậy như thế, huống chi về đời nhà Hán, nhà Đường buôn quan bán ngục thì những mối tệ còn nói sao hết được!”. Câu nói đã cho thấy việc những kẻ có cường quyền trong xã hội chia bè kéo phái làm hại dân lành, phản ánh cuộc sống bất công, cực khổ của nhân dân và bộ mặt dối trá của những kẻ làm quan, làm tướng. Đó chính là giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 1. Sức hấp dẫn của truyện kể
|
Soạn bài Chữ người tử tù trang 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 6. Theo bạn, tác giả đã gửi gắm thông điệp gì qua câu chuyện xin chữ và cho chữ?
Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 28, 29 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 3. Hãy tìm 6 từ Hán Việt có một trong những yếu tố tạo nên các từ sau: cương trực, hàn sĩ, hiếu sinh. Đặt một câu với mỗi từ Hán Việt tìm được.
Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện trang 29, 30, 31, 32, 33, 34 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 3. Tác giả bài viết đã triển khai các luận điểm theo trình tự nào?
Soạn bài Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm truyện trang 35, 36, 37 SGK Văn 10 kết nối tri thức tập 1. Câu 1. Đề tài: Đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Vợ chồng A Phủ.