Soạn bài Thần Trụ Trời - Văn 10 Cánh DiềuSoạn bài Thần Trụ Trời trang 26, 27 SGK Văn 10 Cánh Diều tập 1. Câu 2. Phân tích trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản này. NỘI DUNG CHÍNH Câu chuyện là cách lý giải về quá trình tạo nên Trời và Đất của người xưa. TÓM TẮT Thuở ấy, khi chưa có thế gian cũng như muôn vật và loài người, có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện. Thần ngẩng đầu đội trời lên, tự mình đào đất, đập đá tạo thành một cái cột chống trời. Công việc cứ tiếp diễn như vậy, chẳng bao lâu trời và đất đã được phân đôi. Khi trời đã cao và khô, thần đã phá cột đi và lấy đất đá ném khắp nơi biến thành những hòn núi, hòn đảo, dải đồi cao, biển rộng. Vì vậy, ngày nay, mặt đất không được bằng phẳng. Vị thần ấy sau này được gọi là Trời hay Ngọc Hoàng giữ chức trông coi mọi việc trên trời, dưới đất. Từ đó, các vị thần khác như thần Sao, thần Sông, thần Biển cũng tiếp nối công việc còn dở dang để hoàn thiện thế gian này. 1. CHUẨN BỊ - Đọc trước truyện Thần Trụ trời. Tìm hiểu thêm thông tin về truyện thần thoại Việt Nam từ các nguồn khác nhau (sách, báo, Internet,...); lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin quan trọng về truyện thần thoại Việt Nam. - Em đã đọc truyện thần thoại nào của Việt Nam? Hãy nhớ lại để có thể kể trước lớp. Trả lời: - Thần thoại là những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần, các nhân vật anh hùng, nhân vật sáng tạo văn hoá, ... phản ánh nhận thức, cách lí giải của con người thời cổ đại về các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội. - Đây là một truyện thần thoại thuộc nhóm thần thoại suy nguyên (giải thích các hiện tượng tự nhiên), được nhân dân sáng tạo, lưu truyền từ xa xưa, lưu truyền từ xa xưa nhằm cắt nghĩa sự hình thành trời đất, núi sông, biển cả… Thần thoại Việt Nam có thể phân ra thành các nhóm chính sau đây - Về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: Thần trụ trời, Ông Trời, Nữ thần Mặt Trăng, Thần Mặt trời, Thần Mưa... - Về nguồn gốc các loài động thực vật: Cuộc tu bổ các giống vật, Thần Lúa... - Về nguồn gốc con người và nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam: Ông Trời, Thần Nông, Mười hai bà mụ, Nữ Oa-Tứ Tượng, Lạc Long Quân-Âu Cơ... - Về các anh hùng thời khuyết sử, các anh hùng văn hóa, tổ sư các nghề: Sơn Tinh-Thuỷ Tinh, Nữ thần nghề mộc, Thạch Sanh, Thánh Gióng... - Thần thoại Việt bị truyền thuyết hóa: Truyền thuyết vua Hùng... - Thần thoại còn biến tướng trong Phật thoại, Tiên thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và cả truyện cười: Cóc kiện Trời, Chử Đồng Tử... hoặc mang dấu ấn của xã hội nguyên thủy như Trầu Cau, Hòn Vọng Phu, Sao Hôm Sao Mai... 2. ĐỌC HIỂU Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chú ý bối cảnh khi thần xuất hiện. Trả lời: - Thời gian: Chưa có vũ trụ, chưa có muôn vật và loài người. - Không gian: Trời đất chỉ là một đám hỗn độn tối tăm và lạnh lẽo. Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Thần đã làm những gì? Trả lời: - Thần ở trong đám mù mịt, hỗn độn không biết từ bao lâu, thần bỗng đứng dậy, dùng đầu đội trời lên cao, tay đào đất, đá đắp thành cột để chống trời. - Thần cứ một mình đắp, đẩy trời lên cao mãi. Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Mục đích giải thích của người kể thể hiện ở những chi tiết nào? Trả lời: - Mục đích giải thích của người kể: + Lí do thần dùng cột để chống trời mà không dùng tay, sau đó lại phá cột đi + Giải thích vì sao trên mặt đất không bằng phẳng mà có sông hồ, biển, nơi cao thì lại có núi, cao nguyên hoặc hòn đào. 3. SAU KHI ĐỌC Câu 1 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nêu các sự kiện chính của truyện. Sự kiện nào liên quan đến ý nghĩa của nhan đề Thần Trụ Trời? Trả lời: - Các sự kiện chính của văn bản: + Trong đám hỗn độn và tối tăm, thần Trụ Trời bỗng dưng xuất hiện. + Thần dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá; đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời. Thần một mình đắp, cột càng đá càng cao chót vót, càng đẩy trời lên mãi. + Thần ném vung đá và đất khắp nơi, mỗi hòn đá văng ra là một ngọn núi hay hòn đảo; đất tung tóe mọi nơi thành cồn đồi, cao nguyên; chỗ thần đào lên để lấy đất đắp cột là biển cả. + Sau thần Trụ Trời khai trời đất thì có một số thần khác được phân công hoặc lên trời hoặc xuống biển để tiếp tục công việc kiến thiết ra thế giới. - Sự kiện liên quan đến ý nghĩa của nhan đề: + Thần dùng đầu đội trời lên, tay đào đất, đá; đắp thành một cái cột vừa to, vừa cao để chống trời. Thần một mình đắp, cột càng đá càng cao chót vót, càng đẩy trời lên mãi. Câu 2 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phân tích trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản này. Trả lời: - Trí tưởng tượng phong phú của nhân dân thể hiện qua một số chi tiết hoang đường, kì ảo trong văn bản: + Một vị thần khổng lồ xuất hiện, thần cao không thể tả xiết. + Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. + Thần tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. + Hễ cột được thần đắp cao lên chừng nào, thì trời dường như một tấm màn rộng mênh mông được nâng dần lên chừng ấy. + Mọi chi tiết kể và tả Thần Trụ Trời đều gợi những vòng hào quang, điểm tô tính chất kỳ là, phi thường của nhân vật, thần thoại. Truyện đã nhân cách hoá vũ trụ thành một vị thần. + Công việc, Thần làm rất lạ lùng: đội trời lên, đưa cột cao to chống trời, phá cột chống trời, tạo ra núi sông biển cả. Đấy là những công việc quy mô vĩ đại, tạo thiên lập địa, xây dựng cỏi thế gian đúng theo quan niệm về vũ trụ (Trời tròn, đất vuông) của người xưa. → Thần Trụ Trời là câu chuyện hoang đường. Hình tượng thần và việc làm của Thần, từ việc xây cột khổng lồ chống trời lên cao tít tới việc phá cột, ném tung đất đá thành núi đồi, đào đất thành sông biển… theo quan niệm của người nhân dân ta trước đây. Câu 3 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Truyện Thần Trụ Trời nhằm giải thích các hiện tượng gì? Cách giải thích ấy có điểm gì giống và khác với các truyền thuyết đã học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm,...? Trả lời: - Truyện Thần Trụ Trời muốn giải thích nguồn gốc các hiện tượng thiên nhiên như vì sao có trời, có đất và vì sao trời với đất lại được phân đôi, vì sao mặt đất lại không bằng phẳng có chỗ lõm có chỗ lồi, vì sao có sông, núi, biển, đảo. - Cách giải thích có điểm gì giống và khác các truyện đã học ở lớp 6 như Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm: + Giống nhau: cùng có chi tiết kì ảo, hoang đường. + Khác nhau: Truyện thần thoại: nhằm giải thích, khám phá và chinh phục thế giới. Truyện truyền thuyết: nhằm giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. Câu 4 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Vẽ hoặc miêu tả bằng lời về hình ảnh thần Trụ Trời theo hình dung, tưởng tượng của em. Trả lời: - Miêu tả bằng hình ảnh: - Miêu tả bằng lời: Thần trụ trời là một vị thần có công khai phá trời đất. Với thân hình to lớn không thước nào có thể đo được, sức mạnh không lời nào diễn tả nổi. Thần đã dùng đầu chống trời, lấy tay đào đất, cát để đắp thành cột chống trời. Nhờ cột chống trời mà thần trụ trời dựng lên làm trời đất mới được phân làm hai. Câu 5 (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Trong phần kết, truyện nêu tên bảy vị thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Theo tưởng tượng của em còn có vị thần nào khác nữa? Tên vị thần ấy là gì? Trả lời: - Trong phần kết, truyện nêu tên bảy ông thần gắn với việc giải thích nguồn gốc các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Theo tưởng tượng của em, còn có những ông thần khác như: thần Mưa (Pháp Vũ), thần Mây (Pháp Vân), thần Sấm (Pháp Lôi), thần Chớp (Pháp Điện), thần Biển cả, thần Lửa, thần Mặt trời, … Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 1. Thần thoại và sử thi
|
Soạn bài Ra-ma buộc tội trang 28, 29, 30, 31, 32 SGK Văn 10 Cánh Diều tập 1. Câu 1. Văn bản Ra-ma buộc tội kể về sự kiện gì? Bối cảnh diễn ra sự kiện ấy như thế nào?
Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 32, 33 SGK Văn 10 Cánh Diều tập 1. Câu 1. Xác định từ có hình thức ngữ âm, chính tả đúng trong các trường hợp sau đây:
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trang 33, 34, 35, 36, 37 SGK Văn 10 Cánh Diều tập 1. Câu 1. Suy nghĩ về những tấm gương vượt qua số phận của chính mình.
Soạn bài Nói và nghe Thuyết trình về một vấn đề xã hội trang 38, 39 SGK Văn 10 Cánh Diều tập 1. Câu 1. Suy nghĩ của em về vấn đề nhận lỗi và đổ lỗi cho người khác.