Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu trang 62 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạoSoạn Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 bài Soạn bài Thiên nhiên và hồn người lúc sang thu trang 62, 63, 64, 65. Viết đoạn văn (từ bảy đến chín câu) để trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa. * Chuẩn bị đọc Câu hỏi trang 62 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1: Ghi lại một vài cảm nhận của em khi đọc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh (Ngữ văn 7 tập một, bộ sách Chân trời sáng tạo) trước khi đọc văn bản này. Phương pháp: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải: Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh là cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước những dấu hiệu giao mùa từ hạ sang thu. * Trải nghiệm cùng văn bản Câu hỏi 1 (trang 63 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Việc nêu ba câu hỏi liên tiếp có tác dụng gì? Phương pháp: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải: Việc nêu ba câu hỏi liên tiếp có tác dụng cho thấy sự bất ngờ, ngỡ ngàng trước những dấu hiệu sang thu. Câu hỏi 2 (trang 64 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Em hiểu thế nào về nhận xét “khổ thơ thứ ba là cái gốc của cây thơ đó”? Phương pháp: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải: - “Khổ thứ ba là cái gốc của cây thơ đó” vì ở khổ thơ này tác giả bộc lộ toàn bộ tâm tư, tình cảm cũng như kinh nghiệm của tác giả, nó là cái nền để hai khổ thơ trên khoe sắc và tỏa hương. * Suy ngẫm và phản hồi Nội dung chính: Văn bản là lời cảm nhận sâu sắc của tác giả Vũ Nho đối với thiên nhiên và hồn người trong bài thơ Sang Thu. – Hữu Thỉnh.
Câu 1 (trang 65 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản. Phương pháp: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải: * Luận điểm 1: Mùa thu đến một cách đột ngột và bất ngờ: - Bắt đầu là hương ổi thơm nao nức. - Sương chùng chình qua ngõ. - Tác giả không tin mùa thu đã về: “Hình như thu đã về”. * Luận điểm 2: Cảm nhận thực về mùa thu: - Tác giả quan sát thiên nhiên ở không gian rộng lớn hơn. - Thấy được sự đổi thay của các sự vật: + Dòng sông khác ngày thường. + Chim bắt đầu vội vã. + Đám mây chuyển mình. * Luận điểm 3: Những dấu hiệu rõ ràng của mùa thu. - Mùa thu được cảm nhận bằng cả kinh nghiệm lẫn suy ngẫm. - Tác giả nhận ra sự khác thường của mưa, nắng, sấm, chớp... * Luận điểm 4: Cảm nhận, suy nghĩ, tình cảm của tác giả đối với mùa thu. - Sự thay đổi của con người khi sang thu. - Nhan đề thấm vào cảnh vật và con người. Câu 2 (trang 65 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Nêu luận đề của văn bản. Dựa trên cơ sở nào em xác định như vậy? Phương pháp: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải: - Luận đề của văn bản: Cảm nhận về thiên nhiên và hồn người lúc sang thu. Dựa vào những luận điểm, luận cứ đã nêu ở câu 1. Câu 3 (trang 65 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Tìm câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn sau: Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo. Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi,… đều có những câu thơ, bài thơ tuyệt đẹp. Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới. Phương pháp: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải: - Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan của người viết trong đoạn văn trên là: Với các thi nhân, mùa thu lưu dấu của mình trong những vần thơ đượm một vẻ riêng trong trẻo. - Câu văn thể hiện ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn trên là: Đến lượt mình, Hữu Thỉnh lại làm cho mùa thu có thêm hương sắc mới. Câu 4 (trang 65 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Em có đồng ý với nhận định: “Nhan đề Sang thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật” hay không? Vì sao? Phương pháp: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải: Em đồng ý với nhận định rằng "Nhan đề Sang Thu vừa bao trùm lại vừa thấm vào từng từ ngữ, cảnh vật". Bởi vì, nhan đề bài thơ đã giúp tác giả truyền tải chủ đề tác phẩm, rất thành công trong việc thể hiện sự lựa chọn tuyệt vời của khoảnh khắc thời gian, tạo nên một sự kết hợp đầy tinh tế giữa sự mơ hồ và cái có, tạo ra cho tâm hồn của người đọc cảm giác đong đầy của mùa thu. Nó mang trong mình sự nhạy cảm, nhẹ nhàng, vừa lạ vừa quen, đã đánh thức những cảm xúc sâu thẳm nhất trong ta. "Sang thu" cũng thể hiện sự chuyển biến của cuộc đời, khi đời người sang thu, đã trải qua nhiều thăng trầm nên vững chắc hơn trước những thử thách của cuộc sống. Câu 5 (trang 65 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Viết đoạn văn (từ bảy đến chín câu) để trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa. Phương pháp: Vận dụng kĩ năng tạo lập văn bản Lời giải: Nhịp sống chậm rãi khiến em cảm nhận sâu sắc khoảnh khắc tiết trời chuyển mình từ cuối hạ sang đầu thu. Còn đâu những trưa hè nắng đổ lửa, dát vàng những con đường. Thay vào đó là tia nắng êm dịu, chờn vờn từng góc phố, hàng cây. Gió heo may bao trùm khắp con ngõ nhỏ. Không khí se lạnh khiến mọi người phải vội tìm cho mình một chiếc áo khoác mỏng, một bàn tay ấm, một cái ôm lâu. Thiên nhiên, con người như hòa quyện vào nhau. Chính bởi vậy, em càng yêu và say đắm khoảnh khắc chớm thu. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 3. Sự sống thiêng liêng
|
Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 bài Bài ca Côn Sơn trang 65, 66. Tìm các chi tiết miêu tả thiên nhiên và nhân vật “ta” trong đoạn thơ, từ đó nhận xét về mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân vật “ta”.
Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 bài Thực hành tiếng Việt trang 66, 67. Trong đoạn văn sau, nếu thay từ “hoang dã” bằng từ “mông muội” thì ý nghĩa của đoạn văn có thay đổi không? Vì sao?
Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 bài Lối sống đơn giản - xu thế của thế kỉ XXI trang 68, 69. Xác định câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn thứ tư của văn bản.
Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống trang 69, 70, 71, 72, 73. Vấn đề được bản luận trong bài viết là gì? Tác giả thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối đối với vấn đề đó?