Soạn bài Thực hành tiếng Việt SGK Ngữ Văn 8 Cánh Diều tập 1Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 97, 98 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 Cánh diều. Ghép câu tục ngữ ở cột bên trái với nghĩa hàm ẩn tương ứng ở cột bên phải: Câu 1 (trang 95, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Xác định nghĩa hàm ẩn của những câu dưới đây: a. Nói thật với ông: chú em rể tôi vừa trúng Chủ tịch huyện, chú ấy nể tôi lắm. (Lưu Quang Vũ) b. Thằng cha lang băm nào cho anh đơn mua cái kính này thế? (Nê-xin) c. Cậu phải đi khám bệnh viện nhà nước xem sao! (Nê-xin) Phương pháp: Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn đầu bài 4 về nghĩa hàm ẩn Lời giải: a. Khoe khoang mối quan hệ của mình với lãnh đạo cấp trên. b. Chê bai bác sĩ đã cắt thuốc cho nhân vật “tôi” c. Chê bai bệnh viện tư nhân khám không uy tín bằng bệnh viện nhà nước. Câu 2 (trang 95, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Đọc đoạn văn dưới đây (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và thực hiện các yêu cầu nêu sau đó: Chị Dậu vừa nói vừa mếu: - Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u. Cái Tí chưa hiểu hết ý câu của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống: - Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? Điểm thêm một giây nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa: - Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài. a. Nêu nghĩa hàm ẩn của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng câu có nghĩa hàm ẩn? b. Nghĩa hàm ẩn trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy? Phương pháp: Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn đầu bài 4 về nghĩa hàm ẩn Lời giải: a. Nghĩa hàm ẩn trong câu: - Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi: đây là bữa cuối cùng của cái Tí khi ở nhà. - Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài: chị Dậu sẽ đem bán cái Tí cho nhà cụ Nghị. Chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng câu có nghĩa hàm ẩn vì chị sợ mình sẽ càng thêm đau lòng, và lại khiến cái Tí tổn thương. b. Nghĩa hàm ẩn trong câu “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” rõ hợn. Chị Dậu phải nói rõ như vậy vì muốn cái Tí hiểu rõ vấn đề rằng mình sẽ không ở nhà và sẽ chuyển đến ở nơi khác. Câu 3 (trang 96, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Ghép câu tục ngữ ở cột bên trái với nghĩa hàm ẩn tương ứng ở cột bên phải:
Phương pháp: Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn đầu bài 4 về nghĩa hàm ẩn Lời giải: a – 3; b – 1; c – 4; d – 5; e - 2 Câu 4 (trang 96, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cách hiểu về một câu tục ngữ mà em thích và bài học em rút ra được từ câu tục ngữ đó. Phương pháp: Viết đoạn văn theo yêu cầu Lời giải: Bài tham kham khảo 1. Ông cha ta có câu “Uống nước nhớ nguồn” nói đến bài học về lòng biết ơn. Xét về nghĩa đen, “uống nước” là uống, thưởng thức dòng nước mát; còn “nguồn” chính là nơi khởi đầu của dòng nước. Xét về nghĩa bóng, “uống nước” là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” là biết ơn, nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Từ đó, câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ con người sống cần có lòng biết ơn, trọng tình nghĩa. Chúng ta cần hiểu rằng mọi thành quả mà con người được hưởng đều được tạo ra từ mồ hôi, công sức lao động. Từ đó, bản thân luôn cố gắng phấn đấu để trở thành một người có ích cho xã hội. Có thể thấy, những câu tục ngữ tuy ngắn gọn, nhưng lại chứa đựng lời khuyên sâu sắc, giá trị. Bài tham kham khảo 2. Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nói lên tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống của con người. Xét theo nghĩa đen, “mực” là một loại chất lỏng, dùng để in hoặc viết. Còn “đèn” là một đồ vật, có thể phát ra ánh sáng. Xét theo nghĩa bóng, “mực” gợi đến những điều tăm tối, xấu xa. Còn “đèn” ý chỉ những điều sáng rõ, tốt đẹp. Như vậy, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” muốn nói đến ảnh hưởng của môi trường đối với con người. Chúng ta sống trong môi trường xấu, thường xuyên tiếp xúc với người xấu thì sẽ dễ bị nhiễm thói hư tật xấu. Ngược lại, chúng ta sống trong môi trường tốt, tiếp xúc với những người tốt thì ta sẽ học hỏi được điều hay, trở thành người có ích. Bên cạnh đó, vẫn có những người không chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Họ vẫn giữ được lối sống đẹp đẽ, nhân cách tốt đẹp dù sống trong hoàn cảnh xấu xa. Những tấm gương như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm đều là các bậc ẩn sĩ, từ bỏ chốn quan trường xô bồ để tìm về với thiên nhiên, quê hương. “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đã giúp người đọc có được một lời khuyên quý giá. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 4. Hài kịch và truyện cười
|
Soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục trang 98, 99, 100, 101, 102 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 Cánh diều. Nêu lên một số chi tiết gây cười trong văn bản. Biện pháp phóng đại thể hiện rõ nhất ở chi tiết nào? Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nhận xét về nhân vật phó may và các thợ phụ trong văn bản.
Soạn bài Thi nói khoác trang 102, 103, 104 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 Cánh diều. Tại sao có thể nói: Nội dung nói khoác của ông quan thứ hai và ông quan thứ tư đều có ý “nói lỡm” ông quan thứ nhất và ông quan thứ ba?
Soạn bài Nghị luận về một vấn đề của đời sống trang 104, 105, 106 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 Cánh diều. Đề bài: Suy nghĩ của em về vấn đề hiện tượng háo danh và "bệnh" thành tích
Soạn bài Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống trang 107, 108 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1 Cánh diều. Bài tập: Thảo luận về hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích trong đời sống.