Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41 ngắn nhất Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạoSoạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41 SGK Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhất. Câu 5 Cách sử dụng dấu chấm lửng trong các đoạn trích dưới đây, có gì giống và khác cách sử dụng loại dấu câu này ở trường hợp a và b, bài tập 4? Câu 1 (trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 1) Nêu công dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong mỗi câu văn, đoạn văn dưới đây: a. Gấu đến gần dí mõm vào tai người này ngửi, ngửi mãi,... (Ê-dốp, Hai người bạn đồng hành và con gấu) b. Tối, cái Bảng giải chiếu manh giữa sân. Cả nhà ngồi ăn cơm trong hương lúa đầu mùa từ đồng Chõ thoảng về; trong tiếng sao sao diều cao vút của chú Chàng; trong dàn nhạc ve; trong tiếng chó thủng thẳng sủa giăng;... (Duy Khán, Tuổi thơ im lặng) c. Bác tai gật đầu lia lịa: - Phải, phải,...Bác sẽ đi với các cháu! (Chân, tay, tai, mũi, miệng) d. Những con chim mẹ bay chao chát theo anh Thả về tận nhà, gào thét mãi... (Duy Khán, Tuổi thơ im lặng) đ. Ò...ó...o... Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về. (Sọ Dừa) e. Tôi quắc mắt: - Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa? - Thưa anh, thế thì...hừ hừ...em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi. (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí) Trả lời: Công dụng của dấu chấm lửng được sử dụng trong mỗi câu văn: a. Thể hiện sự lắng đọng của cảm xúc. b. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết. c. Làm giãn nhịp điệu cho câu văn. d. Thể hiện lời nói còn bỏ dở. đ. Biểu thị sự kéo dài của âm thanh gà gáy. e. Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt quãng. Câu 2 (trang 41 SGK Ngữ văn 7 tập 1) Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong hai đoạn thơ sau: a. - Xin bệ hạ hãy nguôi cơn giận, Xét lại cho tường tận kẻo mà... (La Phông-ten, Chó sói và chiên con) b. - Chính mày khuấy nước, ai quên đâu là Mày còn nói xấu ta năm ngoái... (La Phông-ten, Chó sói và chiên con) Trả lời: Công dụng của dấu chấm lửng trong hai đoạn thơ: a. Thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng của Chiên con khi bị sói hung hăng nạt nộ. b. Thể hiện cho lời nói bỏ dở của Sói khi đổ tội cho Chiên con vì chưa tìm thêm được lý do cho phù hợp hơn. Câu 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 7 tập 1) Hãy chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa hai cách diễn đạt cùng một ý trong các ví dụ a1 và a2; b1 và b2 dưới đây. Em thích cách diễn đạt a1, b1 hay a2 và b2? Vì sao? a1. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. a2. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như... một vị chúa tể. b1. Nhưng bầu trời vẫn là bầu trời. b2. Nhưng bầu trời vẫn là...bầu trời. (Ếch ngồi đáy giếng) Trả lời:
=> Em thích cách diễn đạt a2 và b2 hơn vì sự xuất hiện của dấu chấm lửng tạo ra nhịp điệu cho câu văn, gây sự tò mò, hứng thú cho người đọc về sự xuất hiện nội dung phía sau. Câu 4 (trang 42 SGK Ngữ văn 7 tập 1) Chỉ ra công dụng của việc sử dụng dấu chấm lửng trong các đoạn văn sau: a. Cùng họ với diều hâu là quạ: quạ đen, quạ khoang. Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn. Không bắt được gà con, không ăn trộm được trứng, nó vào chuồng lợn [...]. Quạ vừa bay lên, chèo bẻo vây tứ phía, đánh. Có con quạ chết đến rũ xương... (Duy Khán, Tuổi thơ im lặng) b. Mùa đông, tôi không ra đường chơi được thì ở nhà đọc truyện Tàu cho cả nhà trong [...], nhà ngoài [...] nghe; hêt một cuốn thì cầm hai xu chạy vù lên hiệu Cát Thành đầu phố hàng Gai đổi cuốn khác. (Nguyễn Hiến Lê, Hồi kí Nguyễn Hiến Lê) Trả lời: Công dụng của việc sử dụng dấu chấm lửng trong các đoạn văn: a. - Dấu chấm lửng đầu tiên: biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt. - Dấu chấm lửng thử hai: Thể hiện chỗ lời nói bị bỏ dở. b. Cả hai dấu chấm lửng đều dùng để biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt. Câu 5 (trang 42 SGK Ngữ văn 7 tập 1) Cách sử dụng dấu chấm lửng trong các đoạn trích dưới đây, có gì giống và khác cách sử dụng loại dấu câu này ở trường hợp a và b, bài tập 4? a. Thế là tôi lặp lại trò chơi cho đến khi chú phải thốt lên"- Thật không thể tin nổi, cháu có con mắt thần![...]Thằng Tý hay đem cho bố tôi những trái ổi. Nó trèo cây giỏi lắm, nhà nó có một vườn ổi. Những trái ổi to được nó lựa để dành cho bố đều có bịch ni-lông bọc lại đàng hoàng. Những trái ổi như thế bao giờ cũng vừa to vừa mềm, cắn vào rất đã. Bố tôi ít khi nào ăn ổi, nhưng vì nó, bố ăn.(Nguyễn Ngọc Thuận, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ) b. Con gà mái cứ vào tầm này là nó đẻ xong. Nó bay khỏi ổ, chạy xuống đất tác ầm lên, cả xóm nghe tiếng: "Vừa đau vừa rát:. Con gà sống đứng ngơ ngác một lúc, rồi mổ mồi dỗ gà mái. Nó vừa mổ mồi nó vựa "cực..cực" ra vẻ thương gà mái. Hai con vịt bầu thì phớt lờ, vừa đủng đỉnh mang cái thân nặng nề, vừa toáng lên: "mặc...mặc", rồi chúng nhảy xuống vũng bùn bên vại nước, vẩy đục ngầu lên, không thấy mồi, chúng húc tung cả bãi húng dũi.[...] Anh em chúng tôi rủ nhau đi tắm ở suối sau nhà. Qua mấy vườn sắn xanh biếc là đến gần suối. Tiếng nước chảy ào ào.(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng) Trả lời: Tác dụng của các dấu chấm lửng: a. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt. b. - Dấu chấm lửng thứ nhất: “cực...cực” Mô phỏng âm thanh được kéo dài ra, ngắt quãng của con gà trống. - Dấu chấm lửng thứ 2: “mặc, mặc,...”: Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng của con vịt. - Dấu chấm lửng thứ 3: biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt. Bảng so sánh:
Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 2. Bài học cuộc sống
|
Soạn bài Chân, tay, tai, mắt, miệng SGK Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhất. Câu 3. Sai lầm trong cách đối xử của các nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt đối với lão Miệng giúp em rút ra bài học gì?
Soạn bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử SGK Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhấtĐoạn mở bài đã nêu được sự việc gì liên quan đến nhân vật/ sự kiện lịch sử được thuật lại?
Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn SGK Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhất. Nhân vật, sự kiện chính và diễn biến của sự kiện ấy trong truyện? Bài học cuộc sống rút ra từ câu chuyện? Tính chất hài hước, phê phán
Soạn bài Ôn tập bài 2 SGK Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo ngắn gọn nhất. Câu 3. Trong hai truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con, em thích truyện nào hơn? Vì sao?