Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 49 Văn 9 Kết nối tri thức tập 1Trong bài thơ Tiếng đàn mưa biện pháp tu từ điệp thanh được Bích Khê sử dụng rất đặc biệt: điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một một câu thơ. Hãy làm rõ tác dụng của biện pháp tu từ này trong bài thơ. Biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần Câu 1 (trang 49 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh trong các trường hợp dưới đây: a. Lầu mưa xuống, thềm lan mưa xuống, Cùng nước non mưa rụng hoa xuân. Mưa rơi ngoài nội trên ngàn, Nghe trong ý khách giọt đàn mưa rơi. (Bích Khê, Tiếng đàn mưa) b. Ô hay buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông… (Bích Khê, Tì bà) c. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” (Quang Dũng, Tây Tiến) Phương pháp: Gợi nhớ kiến thức về biện pháp tu từ điệp thanh để chỉ ra và phân tích tác dụng. Lời giải: a. - Biện pháp tu từ điệp thanh – sử dụng lặp lại thanh điệu theo từng nhóm âm tiết: “lầu mưa xuống, thềm lan mưa xuống” - Tác dụng: Gợi lên, nhấn mạnh khung cảnh khi mưa rơi xuống. Mưa rơi từ những cánh đồng tới những núi non suối thác. Một khung cảnh chỉ toàn những giọt nước mưa rửa trôi những thứ cũ để mang đến những cái mới lạ. b. - Biện pháp tu từ điệp thanh – sử dụng lặp lại một loạt âm tiết có cùng thanh điệu: Thanh bằng. - Tác dụng: Khẳng định nỗi buồn đó chính là của tác giả một nỗi buồn miên man, mênh mông bao trùm lên cảnh vật. c. - Biện pháp tu từ điệp thanh: Kết hợp sử dụng lặp lại thanh điệu theo từ nhóm “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” và lặp lại một loạt âm tiết có cùng thanh điệu (thanh bằng) “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. - Tác dụng: Khắc hoạ một không gian vừa có chiều cao, bề rộng, độ sâu của thiên nhiên miền Tây – nơi đoàn binh Tây Tiến hành quân đi qua vừa hùng vĩ, vừa hoang sơ dữ dội. => Tạo dựng khung cảnh hiểm trở của vùng rừng núi và tính chất khốc liệt của cuộc hành quân.
Câu 2 (trang 49 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Trong bài thơ Tiếng đàn mưa biện pháp tu từ điệp thanh được Bích Khê sử dụng rất đặc biệt: điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một một câu thơ. Hãy làm rõ tác dụng của biện pháp tu từ này trong bài thơ. Phương pháp: Gợi nhớ kiến thức về biện pháp tu từ điệp thanh để làm rõ tác dụng trong bài thơ. Lời giải: - Trong bài thơ Tiếng đàn mưa, biện pháp tu từ điệp thanh được Bích Khê sử dụng là điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một câu thơ. Cụ thể, trong các câu thơ 1,2,5,9,13 có thứ tự thanh điệu là bằng - bằng- trắc; câu thơ 10 có thứ tự thanh điệu là trắc - bằng - bằng. - Tác dụng của biện pháp tu từ này trong câu: + Tạo cho người đọc cảm giác về sự xuất hiện đều đặn, tuần hoàn, nhịp nhàng của các sự vật trong mưa. + Giúp tác giả nhấn mạnh vào cảm xúc được truyền tải qua bài thơ: cảm giác nhớ nhung, bồi hồi, chán nản. + Tạo tính nhạc dồn dập, hài hòa. Câu 3 (trang 50 sgk Ngữ văn 9 KNTT Tập 1): Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ điệp vần trong đoạn thơ dưới đây: “Rơi hoa kết mưa còn rả rích Càng mưa rơi cánh tịch bóng dương Bóng dương với khách tha hương Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi” (Bích Khê, Tiếng đàn mưa) Phương pháp: Gợi nhớ kiến thức về biện pháp điệp vần để chỉ ra và phân tích tác dụng Lời giải: - Biện pháp tu từ điệp vần được thể hiện qua: điệp vần “ương” và vần “ich”. => Tác dụng: + Tăng nhạc tính, tạo sự trùng điệp về âm hưởng buồn bã, nhớ nhung. + Nhấn mạnh ấn tượng về khung cảnh mưa chiều cô đơn, đồng thời truyền tải cảm xúc đau khổ, sầu não của người khách tha hương. + Tạo tính liên kết và sự nhịp nhàng, hài hòa trong thơ. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 2: Những cung bậc tâm trạng
|
Trình bày suy nghĩ của em về nhận định của tác giả đối với thể thơ song thất lục bát “Đó thực sự là một thể thơ đặc sắc mà người Việt đã sáng tạo nên để có thể gửi gắm vào trong đó tâm hồn sâu lắng của mình”.
Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát): Tiếng đàn mưa của Bích Khê.
Đề bài: Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học).
Những nỗi niềm xúc cảm của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm) và khách tha hương (Tiếng đàn mưa) có điểm chung nào không? Vì sao? Điều gì khiến thể thơ song thất lục bát có thế mạnh khi thể hiện những nỗi niềm xúc cảm, những khát vọng riêng tư của con người?