Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92 ngắn nhất Văn 7 tập 1 Kết nối tri thứcSoạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92 SGK Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Câu 3 Theo em, trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, biện pháp tu từ nào có vị trí nổi bật nhất? Hãy cho biết tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó. NGỮ CẢNH VÀ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ TRONG NGỮ CẢNH Câu 1 (trang 92 SGK Ngữ văn 7, tập 1) Giải thích nghĩa của các từ in đậm trong những dòng thơ sau: a. Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy bên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ. b. Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. c. Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Lời giải chi tiết: a. - Lộc của “người ra đồng”: nói về những người lao động, những người ươm mầm cho sự sống, ươm mầm non trên những cánh đồng quê hương. - Lộc của “người cầm súng”: liên tưởng đến những người chiến sĩ, những người cầm súng khi ra trận, trên vai trên lưng có cành lá ngụy trang. b. Từ “đi” theo nghĩa thông thường có thể hiểu là hành động di chuyển bằng đôi chân của con người. Nhưng khi đặt trong bối cảnh đoạn thơ có thể hiểu “đi” ở đây là sự phát triển tiến tới không ngừng của đất nước. c. Từ “làm” theo nghĩa thông thường được hiểu là hành động dùng công sức vào những việc khác nhau, nhằm một mục đích nhất định nào đó. Còn từ “làm” trong văn bản có thể hiểu là khao khát được hóa thân vào những sự vật, sự việc trong bài thơ để cống hiến những tinh hoa cho cuộc đời. Câu 2 (trang 93 SGK Ngữ văn 7, tập 1) Từ giọt trong đoạn thơ sau có nhiều cách hiểu khác nhau. Có người cho là giọt sương, người cho là giọt mưa xuân và có người cho là “giọt âm thanh tiếng chim”. Theo em, trong ngữ cảnh này, có thể chọn cách hiểu nào? Vì sao? Ơi, con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng Lời giải chi tiết: – “giọt long lanh” là những giọt mưa mùa xuân, giọt sương mùa xuân, trong sáng, rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá như những hạt ngọc. – Ở đây, giọt long lanh cũng có thể được hiểu theo nghĩa ẩn dụng chuyển đổi cảm giác. Và trong ngữ cảnh này, em sẽ chọn cách hiểu thứ hai, tức hiểu “giọt” ở đây là âm thanh của tiếng chim, cách hiểu này để lại nhiều giá trị nghệ thuật cho bài thơ hơn và cũng tạo mối liên kết chặt chẽ với câu thơ trước. BIỆN PHÁP TU TỪ Câu 3 (trang 93 SGK Ngữ văn 7, tập 1) Theo em, trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, biện pháp tu từ nào có vị trí nổi bật nhất? Hãy cho biết tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó Lời giải chi tiết: - Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ nổi bật nhất là biện pháp tu từ ẩn dụ. - Biện pháp ẩn dụ được thể hiện qua các hình ảnh như: + Con chim, cành hoa, nốt trầm, mùa xuân nho nhỏ:ẩn dụ cho vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời và cũng là biểu tượng cho lẽ sống đẹp của con người. + Giọt long lanh rơi: ẩn dụ cho tiếng chim hót du dương, ca ngợi đất trời. + Tuổi hai mươi và khi tóc bạc: ẩn dụ cho con người lúc tuổi trẻ và khi tuổi đã cao. => Tác dụng tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho văn bản đồng thời nhấn mạnh vẻ đẹp của mùa xuân cũng như thể hiện khao khát cống hiến mãnh liệt của tác giả đối với quê hương, đất nước. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 4. Giai điệu đất nước
|
Soạn bài Gò me SGK Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Câu 1 Qua nỗi nhớ của nhà thơ – một người con phải sống xa quê – cảnh sắc Gò Me hiện lên như thế nào?
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 95 SGK Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Câu 3 Tìm các từ láy trong bài thơ. Chọn một từ để giải thích nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng từ láy đó.
Soạn bài Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi SGK Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Câu 3 Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ như thế nào? Theo em, sự đồng cảm này có ý nghĩa gì?
Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc SGK Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Có nhiều con người, sự việc xung quanh để lại cho ta những tình cảm, ấn tượng sâu sắc. Tình cảm đó cứ lớn dần trong ta, làm cho ta sống sâu sắc hơn.