Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 92 SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo tập 2Soạn Văn 11 CTST tập 2 bài Thực hành tiếng Việt. Xác định lỗi thành phần câu trong các trường hợp sau và nêu cách sửa: a. Qua văn bản “Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự” cho thấy ngay cả khi bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế, cụ Phan Bội Châu vẫn luôn được thanh niên học sinh và các tầng lớp nhân dân ta rất mực yêu mến và ngưỡng mộ. b. Lòng tin của cụ Phan Bội Châu vào lớp thanh niên học sinh như Tuấn , Quỳnh sẽ tiếp bước các chí sĩ ái quốc như cụ. c. Bằng tình cảm yêu nước, khát v Câu 1 (trang 92 SGK Ngữ Văn 11 CTST tập hai): Đề bài: Xác định lỗi thành phần câu trong các trường hợp sau và nêu cách sửa: a. Qua văn bản “Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự” cho thấy ngay cả khi bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế, cụ Phan Bội Châu vẫn luôn được thanh niên học sinh và các tầng lớp nhân dân ta rất mực yêu mến và ngưỡng mộ. b. Lòng tin của cụ Phan Bội Châu vào lớp thanh niên học sinh như Tuấn , Quỳnh sẽ tiếp bước các chí sĩ ái quốc như cụ. c. Bằng tình cảm yêu nước, khát vọng duy tân và sự bôn ba tranh đấu cho mục tiêu dân tộc tự cường của cụ Phan Bội Châu đã trở thành tấm gương cao đẹp cho đồng bào khắp ba miền Bắc Trung Nam và thế hệ thanh niên học sinh đương thời noi theo. Phương pháp: Dựa vào phần Tri thức Ngữ Văn để hiểu về khái niệm, dấu hiệu nhận biết các lỗi sai thành phần câu cũng như cách sửa các lỗi sai để thực hiện bài tập này. Lời giải: a. Lỗi: Thiếu thành phần chủ ngữ. Câu đúng: Văn bản “Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự cho thấy ngay cả khi bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế, cụ Phan Bội Châu vẫn luôn được thanh niên học sinh và các tầng lớp nhân dân ta rất mực yêu mến và ngưỡng mộ. Hoặc: Qua văn bản “Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự", Nguyễn Vỹ đã cho thấy ngay cả khi bị thực dân Pháp giam lỏng ở Huế, cụ Phan Bội Châu vẫn luôn được thành niên học sinh và các tầng lớp nhân đàn ta rất mực yêu mến và ngưỡng mộ. b. Lỗi: Thiếu thành phần vị ngữ. Câu đúng: Lòng tin của cụ Phan Bội Châu vào lớp thanh niên học sinh như Tuấn, Quỳnh sẽ khích lệ họ tiếp bước các chí sĩ ái quốc TH CỤ, c. Lỗi Không phân định rõ các thành phần cầu. Câu đúng: Bằng tình cảm yêu nước, khát vọng duy tân và sự bôn ba tranh đấu cho mục tiêu dân tộc tự cường, cụ Phan Bội Châu đã trở thành tấm gương cao đẹp cho đồng bào khắp ba miền Bắc Trung Nam và thế hệ thanh niên học sinh đương thời nói theo. Câu 2 (trang 92 SGK Ngữ Văn 11 CTST tập hai): Đề bài: Cho biết các câu sau mắc lỗi gì và nêu cách sửa (chú ý đối chiếu với các thông tin trong văn bản 1 và 2) a. Vào đầu thập niên 70 thế kỷ trước, ở Bến Ngự, Nguyễn Vỹ đã viết tác phẩm “Tuấn - chàng trai nước Việt”, trong đó có thuật lại việc nhân vật Tuấn và Quỳnh đến thăm ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu. b. Trong khoảng 45 năm đầu thế kỉ XX, “Tuấn - chàng trai nước Việt”, một tác phẩm văn xuôi tự sự cỡ lớn, đã ghi lại những “chứng tích thời đại” c. Theo gợi ý của V.Lê-nin, một số tài liệu cho rằng M.Go-rơ-ki đã viết các tác phẩm tự truyện về cuộc đời ông khoảng từ năm 1913 đến năm 1923, trong đó có “Thời thơ ấu”, “Kiếm sống”, “Tôi đã học tập như thế nào?”,... Phương pháp: Dựa vào các thông tin trong văn bản 1 và 2, đối chiều để tìm ra những lỗi sai và nêu cách sửa. Lời giải: a. Lỗi: Sắp xếp sai trật tự thành phần câu Câu đúng: Vào đầu thập niên 70 thế kỉ trước, Nguyễn Vỹ đã viết “Thần – chàng trai nước Việt", trong đó có thuật lại việc Tuấn và Quỳnh đến thăm ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. b. Lỗi: Sắp xếp sai trật tự thành phần câu. Câu đúng: “Tuấn – chàng trai nước Việt", một tác phẩm văn xuôi tự sự cỡ lớn, đã ghi lại những chứng tích thời đại" trong khoảng 45 năm đầu thế kỷ XX. c. Lỗi Sắp xếp sai trật tự thành phần câu. Câu đúng: Một số tài liệu cho rằng: theo gợi ý của V. Lê-nin, khoảng từ năm 1913 đến năm 1923, M. Go-rơ-ki đã viết các tác phẩm tự truyện về cuộc đời ông, trong đó có “Thời thơ ấu”, "Kiếm sống”, “Tôi đã học tập như thế nào... *Từ đọc đến viết: Câu hỏi (trang 92 SGK Ngữ Văn 11 CTST tập hai): Từ việc đọc các văn bản truyện, truyện kí trên đây, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về tầm quan trọng của ký ức trong đời sống tinh thần của mỗi người. Sau đó, trao đổi với bạn học cùng nhóm và sửa lỗi thành phần câu trong đoạn văn (nếu có) Phương pháp: Thông qua việc đọc các văn bản truyện, truyện kí trên, nêu cảm nhận của mình về tầm quan trọng của ký ức trong đời sống tinh thần của mỗi người và trao đổi với các bạn cùng nhóm. Lời giải: Đoạn văn tham khảo Quê hương và thời thơ ấu luôn là những kỉ niệm đẹp đẽ nhất đối với mỗi con người. Chúng ta ai cũng có những kí ức về một thời tuổi thơ đáng nhớ. Kí ức tuổi thơ chính là những kỉ niệm thời thơ ấu khi chúng ta còn bé, vô lo vô nghĩ, hồn nhiên vui chơi tinh nghịch. Mỗi người ai cũng có cho mình những kí ức tuổi thơ, dù vui dù buồn nhưng nó là một phần đáng nhớ theo ta đến suốt cuộc đời và hình thành nên con người của ta. Ai cũng có những kỉ niệm riêng, mang lại cho chúng ta những bài học đầu đời, những dấu ấn khó phai, nó đi theo ta cả đoạn đường đời, dạy cho chúng ta nhiều bài học quý giá. Kí ức tuổi thơ của chúng ta gắn với mái nhà, với gia đình, với bạn bè, với đường làng ngõ xóm, nơi chúng ta sinh ra, góp phần nuôi nấng tâm hồn ta ngay từ thuở ban đầu. Kí ức là những gì đã qua không thể lấy lại được, nhất là tuổi thơ - cái tuổi hồn nhiên vô lo vô nghĩ nhất của mỗi người. Chúng ta hãy sống và trân trọng những kí ức đó dù vui hay buồn bằng tình cảm chân thành nhất. Chính những kí ức tuổi thơ khiến con người trưởng thành hơn, chín chắn hơn, mang đến cho ta những bài học quý giá không gì sánh được. Tuy nhiên trong cuộc sống cũng có những kí ức đau buồn của thời trẻ mà con người ta muốn quên đi, nó là vết thương lớn theo ta đến suốt đời. Lại có những người thu mình trong một góc từ nhỏ, ít giao lưu, những người này sẽ có ít kí ức để nhớ về. Chúng ta khi còn trẻ, còn chung sống, được cha mẹ nuôi nấng, bao bọc hãy cố gắng học tập, rèn luyện bản thân cũng như giữ những kí ức tốt đẹp nhất cho mình. Lớn hơn một chút, chúng ta hãy trân trọng những kỉ niệm đó cũng như cố gắng học tập để xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp hơn để con cháu đời sau khắc ghi. Đời người ngắn lắm, quỹ thời gian tưởng chừng như vô hạn nhưng thật ra lại rất hữu hạn, hãy trân trọng những kí ức tươi đẹp mà bạn đã có, quên đi những kí ức buồn đau, sống và hướng đến những điều tốt đẹp nhất để có một cuộc đời trọn vẹn, an yên. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 9. Những chân trời ký ức
|
Soạn Văn 11 CTST tập 2 bài Đọc kết nối chủ điểm Nhớ con sông quê hương. Xác định chủ thể trữ tình và tình cảm, cảm xúc được tác giả thể hiện trong đoạn thơ trên. Bạn có cảm nhận thế nào về hình ảnh con sông quê hương trong đoạn thơ?
Soạn Văn 11 CTST tập 2 bài Đọc mở rộng theo thể loại Xà bông “con vịt”. Nhân vật, sự việc được nói đến ở đây (ông Lê Văn Cửu, Huỳnh Đình Điểu, khách sạn Nam Kỳ, Công ty Cổ phần “Nam Kỳ Minh Tân công nghệ”..) có phải người thực, việc thực không?
Soạn Văn 11 CTST tập 2 bài Viết văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Văn bản đã lồng ghép yếu tố nào trong số các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận? Cách người viết lồng ghép các yếu tố trên trong văn bản có gì đáng lưu ý?
Soạn Văn 11 CTST tập 2 bài Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống. Lớp bạn tổ chức buổi thảo luận về chủ điểm: "Vấn đề đời sống mà bạn quan tâm". Ban tổ chức gợi ý một số vấn đề như sau: