Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ Văn 9 Cánh Diều tập 1

Xác định bố cục của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, cho biết nội dung chính của từng phần. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra sự phù hợp của thể thơ ấy trong việc thể hiện nội dung đề tài ở văn bản này.

Đọc hiểu 

Nội dung chính: Văn bản miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 24 sgk Ngữ Văn lớp 9 Cánh Diều Tập 1): Chú ý cách diễn tả nỗi nhớ của người chinh phụ

Phương pháp:  

Đọc kĩ văn bản, chú ý các biện pháp tu từ

Lời giải:  

Nỗi nhớ được thể hiện qua không gian bằng các biện pháp điệp từ “non Yên” hay từ láy “thăm thẳm”. Điều đó thể hiện sự xa cách khôn nguôi và nỗi nhớ đau đáu thấm cả vào cảnh vật.

Câu 2 (trang 24 sgk Ngữ Văn lớp 9 Cánh Diều Tập 1): Nỗi lòng người chinh phụ đã được biểu hiện như thế nào qua việc tả cảnh?

Phương pháp:  

Đọc kĩ văn bản, cách sử dụng từ ngữ

Lời giải:  

Miêu tả qua các từ “bổ mòn”, “xẻ héo” tạo cảm giác chia lìa tan tác và nỗi buồn hiu quạnh qua những sự vật như sương, bụi chim gù, tiếng chuông, tiếng dế, hàng cây chuối

Câu 3 (trang 25 sgk Ngữ Văn lớp 9 Cánh Diều Tập 1): Hình ảnh gắn bó giữa “hoa” và “nguyệt” thể hiện điều gì?

Phương pháp:  

Đọc kĩ văn bản, áp dụng kiến thức văn học trung đại

Lời giải:  

Hình ảnh "hoa", "nguyệt" gắn bó với nỗi cô đơn, nhằm miêu tả sự cô đơn lẻ loi, khao khát hạnh phúc lứa đôi của những chinh phụ còn son trẻ trong những đêm trăng đẹp lạnh lẽo.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 25 sgk Ngữ Văn lớp 9 Cánh Diều Tập 1): Xác định bố cục của đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, cho biết nội dung chính của từng phần.

Phương pháp:  

Đọc kĩ văn bản

Lời giải:  

- Bố cục:

+ Phần 1: Từ đầu đến “tiếng trùng mưa phun” – Nỗi nhớ thương chồng nơi xa.

+ Phần 2: Tiếp đến “gió thốc ngoài hiên” - Nỗi cô đơn lẻ loi của người chinh phụ.

+ Phần 3: Còn lại – Khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ.

Câu 2 (trang 25 sgk Ngữ Văn lớp 9 Cánh Diều Tập 1): Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra sự phù hợp của thể thơ ấy trong việc thể hiện nội dung đề tài ở văn bản này.

Phương pháp:  

Đọc kĩ văn bản, phần kiến thức ngữ văn về thể thơ song thất lục bát

Lời giải:  

- Đoạn trích được viết theo thể thơ song thất lục bát

- Sự phù hợp của thể thơ: Thể song thất lục bát là sự kết hợp giữa câu song thất kể sự việc và câu lục bát thiên về cảm thán, giãi bày. Thể song thất lục bát thiên về việc diễn tả đời sống nội tâm nhân vật với cảm hứng trữ tình bi thương, có khả năng biểu lộ một cách tinh tế những dòng suy cảm dồn nén với tâm trạng nhớ tiếc và mong đợi. Đây là thể thơ kết hợp được nhiều phẩm chất thẩm mĩ của tiếng Việt, dồi dào nhạc điệu, trong đó nổi bật ở âm điệu buồn thương triền miên, phù hợp để ngâm ngợi

Câu 3 (trang 25 sgk Ngữ Văn lớp 9 Cánh Diều Tập 1): Nỗi lòng người chinh phụ được thể hiện như thế nào? Đâu là nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy?

Phương pháp:  

Đọc kĩ văn bản, liên hệ thực tế thời kì trung đại

Lời giải:  

- Nỗi lòng của người chinh phụ được thể hiện một cách buồn tủi, đau đớn và cô đơn đồng thời cũng là sự khát khao được hạnh phúc yêu thương.

- Nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy: do chồng đi chinh chiến nơi xa.

Câu 4 (trang 25 sgk Ngữ Văn lớp 9 Cánh Diều Tập 1): Hãy phân tích mối quan hệ giữa cảnh vật và tâm trạng của người chinh phụ trong phần cuối (từ dòng 9 đến dòng 20).

Phương pháp:  

Đọc kĩ văn bản từ dòng 9 đến 20, chú ý các từ ngữ thể hiện sự tương đồng

Lời giải:  

- Cảnh vật: “sương – búa”, “tuyết – cưa” …

=> Cảnh vật gợi lên tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi lòng của người chinh phụ.

- Cảnh vật: “lá – gió”, “hoa - nguyệt” …

=> Cảnh vật không chỉ gợi lên nỗi cô đơn lẻ loi mà nó còn thể hiện khát khao hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ.

Câu 5 (trang 25 sgk Ngữ Văn lớp 9 Cánh Diều Tập 1): Phân tích tác dụng các biện pháp tu từ, nhịp điệu của thể song thất lục bát trong văn bản Tinh cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

Phương pháp:  

Đọc kĩ văn bản, tìm các biện pháp tu từ

Lời giải:  

– Gieo vần: Mỗi khổ thơ có một vần trắc và ba vần bằng; câu sáu chỉ có vần chân, ba câu kia vừa có vần chân vừa có vần lưng.

– Ngắt nhịp: Các câu bảy có thể ngắt nhịp 3/4 hoặc 3/2/2, hai câu sáu – tám ngắt nhịp 2/2/2; 3/3 ở câu bát và 4/4; 3/5 ở câu bát.

- Biện pháp tu từ:

+ So sánh: “sương – búa” …

+ Ẩn dụ: “nghìn vàng” …

+ Hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng: “hoa, nguyệt” …

+ Điệp: “Non yên – non yên, trời – trời” …

+ Từ láy: “thăm thẳm, đau đáu” …

=> Tác dụng: Cực tả nỗi nhớ thương, cô đơn của người chinh phụ có chồng đi chinh chiến nơi xa.

Câu 6 (trang 25 sgk Ngữ Văn lớp 9 Cánh Diều Tập 1): Đoạn trích gợi cho em suy nghĩ như thế nào về số phận những người phụ nữ trong cuộc chiến tranh phi nghĩa?

Phương pháp:  

Rút ra nhận xét liên hệ thực tế

Lời giải:  

- Qua đoạn trích ta thấy được tình cảnh cô đơn, lẻ loi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến khi có chồng ra trận.

- Đồng thời tác giả muốn tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa, ngoài ra còn thể hiện sự xót thương, đồng cảm với thân phận người phụ nữ, trân trọng, đề cao niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình.

Sachbaitap.com