Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1

Cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan được thể hiện như thế nào trong đoạn văn: "Nghĩa thứ nhất, ... của biết bao người"? Từ những cách hiểu về bài thơ Bánh trôi nước được nêu trong văn bản, em có suy nghĩ gì về cách tiếp nhận một bài thơ?

Suy ngẫm và phản hồi:

Nội dung chính: Văn bản bàn luận về tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Tính đa nghĩa của bài thơ được làm sáng tỏ trên hai khía cạnh: Nghĩa thực- Hình ảnh và quá trình sinh thành của bánh trôi nước; Nghĩa ẩn dụ- Nhan sắc, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ. Qua việc phân tích hai luận điểm trên, bài viết không chỉ chứng minh được tính đa nghĩa của bài thơ Bánh trôi nước, rằng hình tượng chiếc bánh trôi và quá trình làm bánh chính là biểu tượng ẩn dụ cho cuộc đời, số phận người phụ nữ thời phong kiến mà còn giúp bạn đọc thấy được bút pháp miêu tả tài tình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan được thể hiện như thế nào trong đoạn văn: "Nghĩa thứ nhất, ... của biết bao người"?

Phương pháp: 

Xác định vấn đề khách quan và chủ quan trong đoạn văn

Lời giải: 

Cách trình bày vấn đề khách quan của tác giả là đưa ra các thông tin về cách làm bánh trôi từ đó liên hệ tới hình ảnh bánh trôi trong bài thơ của Hồ Xuân Hương.

Cách trình bày vấn đề chủ quan của tác giả là đưa ra cảm nhận, ý kiến, đánh giá về chiếc bánh trôi chỉ riêng bài thơ Hồ Xuân Hương mới tạo nên được. Ẩn sau đó là biết bao nỗi niềm, tâm tư của Hồ Xuân Hương gửi gắm.

Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Xác định mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.

Phương pháp: 

Xác định luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác phẩm

Lời giải: 

- Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữ luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong bài là: 

Câu 3 (trang 45 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Phân tích tác dụng của một số lí lẽ, bằng chứng em cho là tiêu biểu.

Phương pháp: 

Xác định lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản 

Lời giải: 

- Tác dụng của lí lẽ: Quá trình hình thành lên chiếc bánh em thấy là tiêu biểu nhất. Vì Hồ Xuân Hương phải là người am hiểu về việc bếp núc – một trong những công việc mặc định của người phụ nữ, am hiểu về cách làm bánh trôi, khéo léo mới có thể miêu tả chiếc bánh một cách độc đáo, tinh tế đến như vậy.

Bà lấy hình ảnh bánh trôi bình thường nhỏ bé ấy để ví với người phụ nữ trong xã hội cũ. Cách làm bánh trôi khác với các loại bánh khác ở hình dạng, làm chín. Bên ngoài dù có xấu xí đến mức nào nhưng nhân đường bên trong vẫn rất ngọt ngào làm say đắm lòng người.

Câu 4 (trang 45 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Em có đồng tình với ý kiến của tác giả về bài thơ Bánh trôi nước: "Lời một chiếc bánh nói hộ biết bao con người" hay không? Vì sao? Từ đó, em hiểu thêm điều gì về thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến?

Phương pháp: 

Sử dụng năng lực đọc hiểu để trả lời

Lời giải: 

Em đồng tình với ý kiến của tác giả về bài thơ Bánh trôi nước: “Lời một chiếc bánh nói hộ biết bao con người” vì qua hình ảnh chiếc bánh trôi nhỏ xinh, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với thân phận nhỏ bé, đáng thương hiện lên như cất lên tiếng ai oán, xót xa cho những số kiếp lênh đênh, lận đận trong xã hội xưa cũ. Những người phụ nữ trong xã hội xưa ấy dù là những người tài hoa, nhan sắc khuynh thành, phẩm hạnh tốt đẹp thì họ vẫn không được làm chủ cho cuộc đời mình, vẫn bị lễ giáo phong kiến trói chặt với đủ mọi lễ nghi giáo điều và vẫn bị vùi dập mà chẳng hề nhận được sự tiếc thương. 

Câu 5 (trang 45 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Từ những cách hiểu về bài thơ Bánh trôi nước được nêu trong văn bản, em có suy nghĩ gì về cách tiếp nhận một bài thơ?

Phương pháp: 

Xem lại phần đọc hiểu thể loại thơ để trả lời

Lời giải: 

Từ những cách hiểu về bài thơ Bánh trôi nước được nêu trong văn bản, em thấy khi tiếp cận một bài thơ, ta cần tìm hiểu nó trên phương diện đa nghĩa để có thể hiểu sâu sắc hơn về bài thơ ấy. 

Sachbaitap.com