Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) SBT Ngữ Văn 9 tập 1Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 trang 86 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. Hãy nêu một số ví dụ về tiếng lóng trong nghề buôn bán với tư cách là biệt ngữ xã hội. I – SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG 1. Bài tập 2, trang 135, SGK. Tìm dẫn chứng minh hoạ cho những cách phát triển của từ vựng đã được nêu trong sơ đồ trên. Trả lời: - Phát triển từ vựng bằng hình thức phát triển nghĩa của từ : (dưa) chuột, (con) chuột (một bộ phận của máy tính)... - Phát triển từ vựng bằng hình thức tăng số lượng các từ ngữ : + Tạo thêm từ ngữ mới : rừng phòng hộ, sách đỏ, tiền khả thi,... + Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài : in-tơ-nét, cô-ta, (bệnh dịch) SARS,... Dựa vào những gợi ý trên, em tìm thêm những từ ngữ khác. 2. Bài tập 3, trang 135, SGK. Có thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không ? Vì sao ? Trả lời: Em thử hình dung xem nếu chỉ tăng về số lượng thì từ vựng của ngôn ngữ đó sẽ phát triển như thế nào. II - TỪ MƯỢN 1. Bài tập 2, trang 135 -136, SGK. Chọn nhận định đúng trong những nhận định sau : Trả lời: Để làm bài tập này, cần lưu ý những điểm sau đây : - Vay mượn từ ngữ của ngôn ngữ khác để làm giàu cho vốn từ ngữ của mình là quy luật chung đối với tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. - Việc vay mượn từ ngữ là xuất phát từ nhu cầu giao tiếp của người bản ngữ. - Nhu cầu giao tiếp của người Việt cũng như của tất cả các dân tộc khác trên thế giới tăng lên không ngừng. Từ vựng tiếng Việt phải được bổ sung liên tục để đáp ứng nhu cầu đó. 2. Bài tập 3*, trang 136, SGK. Theo cảm nhận của em thì nhừng từ mượn như săm, lốp, (bếp) ga, xăng, phanh,... có gì khác so với những lừ mượn như: a-xít, ra-đi- ô, vi-ta-min,... ? Trả lời: Có những từ tuy là từ vay mượn nhưng nay đã được Việt hoá hoàn toàn. Về âm, nghĩa và cách dùng, những từ này không khác gì những từ được coi là thuần Việt. III - TỪ HÁN VIỆT Bài tập 2, trang 136, SGK. Chọn quan niệm đúng trong những quan niệm sau đây : Trả lời: Để làm bài tập này, cần lưu ý những điểm sau đây : - Quá trình tiếng Việt vay mượn từ ngữ của tiếng Hán diễn ra rất lâu dài, bắt đầu từ khi vốn từ ngữ của tiếng Việt còn rất ít. - Khái niệm từ gốc Hán rộng hơn khái niệm từ Hán Việt - Dùng nhiều từ Hán Việt và lạm dụng từ Hán Việt là hai vấn đề khác nhau. IV - THUẬT NGỮ VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI 1. Bài tập 2, trang 136, SGK. Thảo luận về vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay. Trả lời: Cần lưu ý, chúng ta đang sống trong thời đại khoa học, công nghệ phát triển hết sức mạnh mẽ và có ảnh hưởng lớn đối với đời sống con người. Trình độ dân trí của người Việt Nam cũng không ngừng được nâng cao. Nhu cầu giao tiếp và nhận thức của mọi người về những vấn đề khoa học, công nghệ tăng lên chưa từng thấy. 2. Bài tập 3, trang 136, SGK. Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội. Trả lời: Em dựa vào khái niệm biệt ngữ xã hội và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ của bản thân để làm bài tập này. 3. Hãy kể một số thuật ngữ là từ mượn nước ngoài, từ Hán Việt đang được sử dụng trong công nghệ thông tin mà em biết. Trả lời: - Một số ví dụ về từ Hán Việt: truy cập, cơ sở dữ liệu, giao diện, ứng dụng đồ hoạ, chương trình đa nhiệm,... - Một số ví dụ về từ mượn Anh, Pháp : vi-rút (virus), láp tóp (laptop), ghi (gygabyte), mê (megabyte)... 4. Hãy nêu một số ví dụ về tiếng lóng trong nghề buôn bán với tư cách là biệt ngữ xã hội. Trả lời: Tiếng lóng luôn luôn thay đổi. Tuy nhiên, có thể kể một số tiếng lóng hiện được dùng trong nghề buôn bán như sau : đánh quả (thực hiện một vụ mua bán nào đó), múc (mua), đẩy (bán), luộc (mua rẻ bán đắt), vào cầu (mua bán trúng lãi to), gãy cầu (mua bán bị thất bại)... V - TRAU DỒI VỐN TỪ 1. Bài tập 2, trang 136, SGK. Giải thích nghĩa của những từ ngữ sau : bách khoa toàn thư, bảo hộ mậu dịch, dự thảo, đại sứ quán, hậu duệ, khẩu khí, môi sinh. Trả lời: Để giải thích được nghĩa của nhừng từ ngữ đã cho, có thể tra từ điển. 2. Bài tập 3, trang 136, SGK. Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau : a) Lĩnh vực kinh doanh béo bổ này đã thu hút sự đầu tư của nhiều công ti lớn trên thế giới. b) Ngày xưa Dương Lễ đối xử đạm bạc với Lưu Bình là để cho Lưu Bình thấy xấu hổ mà quyết chí học hành, lập thân. c) Báo chí đã tấp nập đưa tin về sự kiện SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam. Trả lời: Trong các câu đã cho, người viết dùng sai các từ béo bổ, đạm bạc, tấp nập. Em hãy tìm hiểu xem vì sao những từ này bị coi là dùng sai và tìm các từ ngữ thích hợp để thay thế. Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Soạn văn 9 - Xem ngay >> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)
|
Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 88 SBT Ngữ Văn 9 tập 1. Chuyển lập luận của Hoạn Thư trong các câu thơ sau thành một đoạn văn xuôi, trong đó sử dụng các kiểu câu giả thiết - kết luận ; hoặc nguyên nhân - kết quả.