Soạn bài Trả bài tập làm văn số 6 SBT Ngữ văn 6 tập 2Giải câu 1, 2, 3 trang 67 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 2. Câu 1. Hãy tả một người bạn của em đang ngồi học hay làm một việc gì đó như làm trực nhật, nhảy dây, đá cầu,... Bài tập 1. Hãy tả một người bạn của em đang ngồi học hay làm một việc gì đó như làm trực nhật, nhảy dây, đá cầu,... a) Với đề văn trên, em sẽ tả bạn mình đang làm gì, hãy lựa chọn một trong bốn cách sau : (1) - "ngồi học" (2) - "ngồi học" sau đó "nhảy dây" (3) - "nhảy dây" và "đá cầu" (4) - "làm trực nhật" sau đó "ngồi học" b) Tại sao em lại lựa chọn như thế ? c) Khi đọc đề trên phải chú ý tới từ, ngữ nào thì mới làm đúng yêu cầu ? A - "người bạn" B - "của em" C - "đang" D - "hay", "một việc" d) Tại sao phải chú ý từ, ngữ ấy ? 2. Đây là đoạn văn tả người của một bạn học sinh lớp 5 : "Chú Nam là một bộ đội xuất ngũ. Chú Nam tuy tuổi mới ba mươi nhưng chú Nam đã có hàng chục tuổi nghề. Dáng người chú Nam cao lớn, trông chú Nam càng khoẻ mạnh trong bộ đồ xanh công nhân xây dựng. Nước da chú Nam nâu bóng, tay chân săn chắc. Gương mặt của chú Nam sáng sủa với đôi mắt đen luôn nhìn thẳng và đôi môi thường nở nụ cười thân thiện." Đoạn văn trên mắc lỗi nào trong các lỗi dưới đây, lựa chọn một trong bốn nhận xét sau : A - Chấm câu sai B - Viết sai chính tả C - Dùng từ sai D - Dùng từ lặp 3. Đọc bài văn tả về người cha thân yêu của một bạn học sinh dưới đây và thực hiện các nhiệm vụ : a) Cách xác định đối tượng và tình huống miêu tả của người viết so với đề bài Hãy tả về người cha thân yêu của mình có gì đặc sắc ? b) Theo em, đoạn văn nào người viết đã tả cha mình một cách sinh động nhất ? Người viết đã dùng những từ ngữ, hình ảnh, liên tưởng, so sánh nào để tạo ra sự sinh động ấy ? c) Phần Kết bài có gì đặc sắc ? Em có nhận xét gì về tình cảm của người viết đối với cha mình ? d) Nếu viết bài cho đề văn này, em sẽ bổ sung thêm hoặc bớt đi điều gì ? Bài làm : Người ta vẫn thường tả cha của họ khi đang dạy họ học, chơi thể thao hay khi cha đang dọc báo. Nhưng với tôi, khi cha tức giận vì một lỗi nào đó của tôi hay em trai lại là lúc rất "ấn tượng" để tả. Mỗi khi cha tức giận, đôi lông mày đen rậm rạp nhíu lại như muốn dính vào nhau. Thân người to béo, cao lớn thêm khổng lổ; như chực đổ sập xuống. Khi đó, mặt cha tối sầm như bầu trời sắp có bão vậy. Cha mím chặt môi, răng nghiến ken két như máy nghiền. Cha luôn chỉ tay vào mặt tôi lúc ấy, cộng với giọng nói gia trưởng của cha, càng làm cho tôi thêm bực mình mà chẳng tiếp thu được lỗi của mình. Trông cha vừa có vẻ uy nghiêm, vừa có gì đó đáng sợ, đáng dè chừng và hắc ám. Giọng cha gằn mạnh từng chữ, từng từ, làm tôi giật thót. Người cha đỏ au lên theo từng lần gằn giọng. Nom cha như muốn nổ tung. Cha tôi có nước da đen vì làm việc vất vả, mưa nắng dãi dầu. Khuôn mặt cha cũng đen sạm nhưng có sắc hồng hào chứ không tối sầm như lúc cha tức giận. Cha hay phá lên cười ha hả khi vui vì những điều tưởng như vô nghĩa nhất. Nụ cười sảng khoái với hàm răng đều, sáng bóng làm khuôn mặt cha như sáng hẳn lên. Cha cũng thường lớn tiếng, to giọng vì tính cha vốn thế, nhưng không phải là gầm thét. Thi thoảng, tôi cũng thấy mắt cha hơi đỏ vì khói bụi đi đường, nhưng trông không có vẻ hằn học, không như hắt ra lửa. Và đôi lông mày rậm thường ngày vẫn hay chùng xuống. Đôi tay to khoẻ, vạm vỡ của cha thường nâng bổng tôi lên hoặc đấm võ đùa nhau với cu Bill - thẳng em trai mười tuổi của tôi. Đôi khi cha còn phải giả thua để cho nó bằng lòng. Những lúc đó, cha thật hiền. Lại nói lúc tực giận, cha như một trái bom nổ chậm. Ngày thường thì vui vẻ, lúc tức giận, ai ở gần mà không liên quan cũng sợ. Cha như một quả núi lửa đang phun trào với nham thạch nóng chảy xung quanh. Dù đôi lúc cha tức giận như vậy nhưng cũng như mẹ, chẳng qua là cha chỉ lo cho con nên mới tức giận thế thôi. Rồi đến một ngày nào đó, cha không còn đủ sức tức giận nữa, lúc đó cũng là lúc con không còn nhỏ để cha lo cho nữa. (Theo Nguyên Hạnh - HS lớp 6, Trường THCS Thăng Long, Hà Nội) Gợi ý làm bài 1. a) đáp án (1) ngồi học b) Chọn ngồi học vì đề bài yêu cầu tả bạn khi ngồi học c) đáp án A. người bạn d) Phải chú ý đến từ "người bạn" để xác định đúng đối tượng miêu tả trong bài văn mình làm. 2. Chọn đáp án C. Dùng sai từ 3. a) Đối tượng là cha. Tuy nhiên nếu đề bài là Hãy tả về người cha thân yêu của mình thường các bạn sẽ tả về cha những khi vui vẻ, khi cha tham gia các hoạt động, sinh hoạt, nhưng bạn học sinh này lại tả cha khi cha tức giận. b) Đoạn văn miêu tả cha một cách sinh động nhất: Mỗi khi cha tức giận, đôi lông mày đen rậm rạp nhíu lại như muốn dính vào nhau. Thân người to béo, cao lớn thêm khổng lổ; như chực đổ sập xuống. Khi đó, mặt cha tối sầm như bầu trời sắp có bão vậy. Cha mím chặt môi, răng nghiến ken két như máy nghiền. Cha luôn chỉ tay vào mặt tôi lúc ấy, cộng với giọng nói gia trưởng của cha, càng làm cho tôi thêm bực mình mà chẳng tiếp thu được lỗi của mình. Trông cha vừa có vẻ uy nghiêm, vừa có gì đó đáng sợ, đáng dè chừng và hắc ám. Giọng cha gằn mạnh từng chữ, từng từ, làm tôi giật thót. Người cha đỏ au lên theo từng lần gằn giọng. Nom cha như muốn nổ tung. - Những từ ngữ, hình ảnh, liên tưởng so sánh: đôi lông mày đen rậm rạp nhíu lại như muốn dính vào nhau, khổng lổ, như chực đổ sập xuống, tối sầm như bầu trời sắp có bão răng nghiến ken két như máy nghiền, vừa có vẻ uy nghiêm, vừa có gì đó đáng sợ, đáng dè chừng và hắc ám, đỏ au, như muốn nổ tung. c) Phần kết là suy nghĩ sâu xa của người con, tình cảm và sự kính trọng, thấu hiểu cha mình. Sachbaitap.com Xem lời giải SGK - Soạn văn 6 - Xem ngay >> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả. |