Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Trao đổi về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước - Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1

Lớp bạn tổ chức một buổi trao đổi với chủ đề Chúng ta với cơ hội và thách thức của đất nước. Khi tham gia buổi trao đổi, bạn cần thực hiện một trong hai nhiệm vụ ứng với từng vai trò cụ thể. Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước. Nghe, nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình, nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình.

Đề tài (Trang 62, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 1)

Lớp bạn tổ chức một buổi trao đổi với chủ đề Chúng ta với cơ hội và thách thức của đất nước. Khi tham gia buổi trao đổi, bạn cần thực hiện một trong hai nhiệm vụ ứng với từng vai trò cụ thể sau:

- Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước.

- Nghe, nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình, nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình.

Lời giải tham khảo:

Em xin chào thầy/ cô và các bạn. Hôm nay, em xin trình bày chủ đề Chúng ta với cơ hội và thách thức của đất nước.

Thanh niên Việt Nam với vị trí, vai trò là người chủ tương lai của nước nhà, là lực lượng đông đảo và sung mãn về thể lực, giàu khát vọng, hoài bão, có nhu cầu, có khả năng tiếp thu nhanh nhạy những thành tựu khoa học công nghệ, kỹ thuật và quản lý hiện đại trên thế giới, năng động sáng tạo, chủ động học hỏi những cái mới, cái tiến bộ của nhân loại. Vì vậy, cùng với sự phát triển của đất nước, thái độ và ý thức chính trị của thanh niên đã có những chuyển biến tích cực, thanh niên ngày càng quan tâm và có trách nhiệm hơn đối với những vấn đề của quê hương, đất nước, những vấn đề trong khu vực và trên thế giới. Ý thức lập nghiệp của thanh niên cũng cao hơn, tinh thần xung phong, tình nguyện, ý thức chia sẻ, tinh thần tương thân, tương ái đã được khơi dậy với một chất lượng mới, thanh niên đã chủ động và tự tin hơn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, lực lượng thanh niên cũng đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức lớn đó là: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, quản lý, kiến thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của thanh niên nhìn chung còn thấp. Trong thanh niên nhận thức về học nghề, chọn nghề, định hướng nghề nghiệp còn nhiều lệch lạc, việc làm và thu nhập thấp vẫn đang là những vấn đề bức xúc trong thanh niên. Rồi sức khoẻ và thể chất của thanh niên nước ta còn thấp hơn các nước trong khu vực và trên thế giới rất nhiều, bên cạnh đó một bộ phận không nhỏ trong thanh niên thiếu ý thức rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, non kém về nhận thức chính trị, chưa xác định được lý tưởng sống đúng đắn…

Trước những thuận lợi và khó khăn của đất nước cũng như của bản thân mình, hơn lúc nào hết thanh niên Việt Nam phải nhận thấy rõ vị trí, vai trò của mình đối với sự phát triển của đất nước. Phải nhận thức được khó khăn lớn nhất của mình trong giai đoạn này là sự cạnh tranh quyết liệt về trí tuệ để đạt tới những đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật và công nghệ cũng như trình độ quản lý. Để vượt qua được khó khăn đó, đòi hỏi rất cao ở thanh niên là phải tự học tập, tự rèn luyện để nâng cao trình độ về mọi mặt, phải trau dồi bản lĩnh chính trị, giữ vững lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tham gia thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” với vai trò là chủ thể tích cực, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để cùng đất nước vượt qua những khó khăn, trước mắt mỗi thanh niên phải nỗ lực nhiều hơn, đặc biệt là phải mở rộng tầm hiểu biết của mình về tình hình thế giới để có tư duy, hành động phù hợp hơn. Đây vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của thanh niên, của tổ chức đoàn để cùng đất nước gặt hái được nhiều thành công trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Trên đây là toàn bộ bài thuyết trình của em, cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã lắng nghe. Em mong nhận được góp ý của thầy cô và các bạn về bài trình bày của mình. Em xin cảm ơn!

Sachbaitap.com

  • Soạn bài Ôn tập trang 66 Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1

    Soạn bài Ôn tập trang 66 Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1

    Lập bảng để tóm tắt, hệ thống những vấn đề như đề tài, câu chuyện, nhân vật trong hai truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) và Hai đứa trẻ (Thạch Lam). Lập bảng tóm tắt tri thức về phong cách cổ điển, phong cách hiện thực và phong cách lãng mạn. Sưu tầm một số ví dụ mắc lỗi câu mơ hồ (trên báo chí, sách vở, trên mạng Internet, tình huống giao tiếp thực tế mà bạn biết…) và nêu cách sửa. Bạn có suy nghĩ gì về những ô cửa nhìn ra cuộc sống mà các văn bản trong bài mang đến?

  • Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1

    Soạn bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1

    Tóm tắt một truyện kể dân gian có sử dụng yếu tố kì ảo và cho biết tác dụng của yếu tố kì ảo trong tác phẩm. Chuyện gì sẽ xảy ra với Tử Văn sau khi đốt đền? Cách đối xử của Tử Văn với “người đội mũ trụ" và “ông già áo vải, mũ đen" có gì khác biệt? Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một truyện truyền kì? Qua tác phẩm, bạn có suy nghĩ gì về hiện thực đời sống xã hội đương thời và thái độ, quan điểm của tác giả trước hiện thực ấy?

  • Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1

    Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1

    Bạn biết gì về vai trò của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và thơ văn của ông đối với phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ cuối thế kỉ XIX? Nghĩa sĩ Cần Giuộc xuất thân từ đâu? Điều gì thôi thúc họ ra trận? Bạn hình dung như thế nào về điều kiện và tinh thần chiến đấu của những nghĩa sĩ Cần Giuộc? Hình ảnh của người nghĩa sĩ đã được thể hiện khái quát trong hai câu đầu của văn bản như thế nào? Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc được miêu tả từ câu 3 đến câu 15.

  • Soạn bài Vịnh Tản Viên sơn - Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1

    Soạn bài Vịnh Tản Viên sơn - Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1

    Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh góp phần thể hiện vẻ đẹp của núi Tản Viên trong bài thơ. Qua bài thơ, tác giả thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì đối với thiên nhiên núi Tản Viên và vị thần là chủ nhân đỉnh núi ấy? Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua bài thơ là gì? Theo bạn, hình ảnh núi Tản Viên được miêu tả trong hai tác phẩm Trên đỉnh non Tản (Nguyễn Tuân) và Vịnh Tản Viên sơn (Cao Bá Quát) có điểm gì chung?