Soạn bài Trong lời mẹ hát trang 13 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạoSoạn Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 bài Trong lời mẹ hát trang 13, 14. Xác định thể thơ của bài Trong lời mẹ hát. Vần trong bài thơ là vần cách hay vần liền? Dựa vào đâu để xác định như vậy? Vẽ sơ đồ bố cục của bài thơ. Nét độc đáo của cách bố cục ấy là gì? * Chuẩn bị đọc Câu hỏi trang 13 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1: Chia sẻ với các bạn một bài thơ hoặc câu ca dao mà em yêu thích về người mẹ. Phương pháp: Vận dụng kiến thức về thơ, câu ca dao Huy động kiến thức các bài thơ, các câu ca dao có nội dung viết về mẹ. Lời giải: - Câu ca dao mà em yêu thích về người mẹ là: + Đố ai đếm được lá rừng Đố ai đếm được mấy tầng trời cao Đố ai đếm được vì sao Đố ai đếm được công lao mẹ già. + Ai rằng công mẹ như non Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn * Trải nghiệm cùng văn bản Câu hỏi 1 (trang 13 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Khổ thơ này gợi cho em nhớ đến những câu hát ru nào? Phương pháp: Nhớ những câu hát ru đã từng được nghe Lời giải: Khổ thơ này gợi cho em nhớ đến những câu hát ru sau: - Chú Cuội ngồi gốc cây đa, Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời Cha còn cắt cỏ trên trời Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên - Cái cò cái vạc cái nông Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò không không, tôi đứng trên bờ Mẹ con cái diệc đổ thừa cho tôi à ơi... Câu hỏi 2 (trang 14 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Điều mà con “nghe” được trong lời mẹ hát ở khổ thơ này có gì khác biệt so với bảy khổ thơ trước đó? Phương pháp: Vận dụng tri thức đọc Phân tích ngôn từ tác giả sử dụng để hiểu nội dung Lời giải: - Bảy khổ trước nói về công lao to lớn và sự hi sinh thầm lặng của người mẹ dành cho con còn khổ thơ cuối thể hiện sự biết ơn và tình thương của người con dành cho mẹ. * Suy ngẫm và phản hồi Nội dung chính: Bài thơ bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của người con trước những hi sinh thầm lặng của người mẹ. Câu 1 (trang 14 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Xác định thể thơ của bài Trong lời mẹ hát. Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã được học về các thể thơ Lời giải: - Bài thơ được viết theo thể thơ: 6 chữ. Câu 2 (trang 14 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Vẽ sơ đồ bố cục của bài thơ. Nét độc đáo của cách bố cục ấy là gì? Phương pháp: Áp dụng phương pháp đọc để hiểu nội dung của văn bản Lời giải: Bố cục của bài thơ: - Phần 1 (Khổ 1,2): Lời ru của mẹ chứa những kỷ niệm tuổi thơ - Phần 2 (Khổ 3,4,5,6,7): Theo thời gian, mẹ ngày càng già đi - Phần 3 (Khổ cuối): Niềm tin về tương lai của người con Câu 3 (trang 14 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Chỉ ra nét đặc sắc trong các hình ảnh Chòng chành nhịp võng ca dao và Vầng trăng mẹ thời con gái,/ Vẫn còn thơm ngát hương cau. Phương pháp: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải: - Chòng chành nhịp võng ca dao: + “chòng chành” ẩn dụ “khó khăn, vất vả của mẹ” → Dù có bộn bề lo toan vất vả, mẹ vẫn chịu đựng nuôi con khôn lớn, dành cho con những điều tốt nhất, muốn con được nhìn ngắm những vẻ đẹp tuyệt vời nhất của đất nước, của cuộc đời. + Đảo tính từ “chòng chành” lên đầu câu. → Nhấn mạnh lời ru của mẹ đi cùng năm tháng, gắn liền với vẻ đẹp của đất nước. - Vầng trăng mẹ thời con gái/ Vẫn còn thơm ngát hương cau: “mẹ thời con gái” ẩn dụ cho “quãng thời gian trước đây”. → Trong lời ru của mẹ, con thấy được những hình ảnh quen thuộc về quê hương, đất nước ngày xưa, những hình ảnh thân thuộc ấy giúp con thêm yêu mến, hiểu và trân trọng hơn vẻ đẹp của thiên nhiên đồng thời thấy được nỗi vất vả của mẹ chảy trôi cùng thời gian và năm tháng.
Câu 4 (trang 14 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Em hình dung như thế nào về hình ảnh người mẹ được miêu tả từ khổ thơ thứ ba đến khổ thơ thứ bảy? Phương pháp: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải: Hình ảnh mẹ được tác giả khắc họa khiến cho ai đọc cũng không khỏi ngậm ngùi. Mẹ trong văn bản cũng giống như tất cả nhưng bà mẹ ngoài đời thực luôn yêu thương con vô bờ bến, nâng niu, chắt chiu, dành dụm để cho con có một cuộc sống đầy đủ nhất, hi sinh tất cả vì con, mong con lớn khôn nên người Câu 5 (trang 14 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Vần trong bài thơ là vần cách hay vần liền? Dựa vào đâu để xác định như vậy? Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã được học về cách gieo vần Lời giải: Vần trong bài thơ là vần cách vì tiếng cuối ở hai dòng thơ cách nhau vần với nhau. Ví dụ: ngào – dao, xanh – chanh,… Câu 6 (trang 15 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết tác dụng của vần, nhịp, cách sử dụng hình ảnh trong việc thể hiện cảm hứng đó. Phương pháp: Vận dụng phương pháp đọc hiểu Lời giải: Mẹ đem đến cho con cả “cuộc đời” trong lời hát, mẹ chắp cho con “đôi cánh” để lớn lên con sẽ bay xa. Những cảm xúc, suy nghĩ của tác giả về người mẹ thật đẹp đẽ biết bao ! Nhờ tiếng hát của mẹ mà con hiểu cuộc đời, đặc biệt là hiểu được sự vất vả và tình yêu thương mà mẹ dành cho con. Cách nói ý vị đó cho thấy tấm lòng biết ơn sâu nặng mà tác giả gửi gắm, để từ đó tác giả hướng đến một lối sống tốt đẹp, vị tha: Lời ru chắp con cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa. Lời hứa hẹn đó như trở thành phương châm sống của tác giả luôn hướng về tương lai với niềm hưng phấn ngọt ngào. Tác gia sử dụng vần cách; nhịp 2/4, 3/3; hình ảnh đa dạng, gần gũi, bình dị giúp truyền tải tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ, thể hiện tình yêu thương, sự biết ơn đối với mẹ Câu 7 (trang 15 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Theo em, nhan đề Trong lời mẹ hát có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ? Phương pháp: Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời giải: - Nhan đề Trong lời mẹ hát có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ: nó lột tả rõ nét, chân thực tình yêu thương của người mẹ dành cho con, gói gọn tất cả trong tiếng hát. Câu 8 (trang 15 SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo Tập 1): Cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ này có gì khác với cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ khác mà em biết? Phương pháp: Vận dụng kĩ năng phân tích Lời giải: Văn bản “Trong lời mẹ hát” tác giả gửi gắm sự yêu thương và biết ơn mẹ bằng cách sử dụng những hình ảnh bình dị, thân thương, mộc mạc và đặc biệt sử dụng lời ru, tác giả không trực tiếp nói ra nhưng từng câu, từng hình ảnh lại thể hiện rõ điều đó, điều này vừa cho thấy sự tinh tế của nhà thơ vừa thấy được cái tài của Trương Nam Hương. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 1. Những gương mặt thân yêu
|
Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 bài Nhớ đồng trang 15, 16, 17. Viết khoảng năm câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gọi tả trong Nhớ đồng. Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng thế nào đối với việc hiểu nội dung bài thơ?
Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 bài Những chiếc lá thơm tho trang 18, 19. Hãy nêu một vài điểm giống và khác nhau trong cách thể hiện hình ảnh người bà của văn bản này với văn bản khác mà em đã đọc (ví dụ: Hương khúc của Nguyễn Quang Thiều). Hãy chia sẻ với bạn một câu chuyện về tình cảm của cháu đối với ông bà mà em biết hoặc em đã trải qua?
Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 bài Thực hành tiếng Việt trang 20, 21. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc từ tượng thanh.
Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo tập 1 bài Chái bếp trang 21, 22. Nêu tác dụng của việc sử dụng điệp từ “cho” trong bài thơ. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là gì?