Soạn bài Truyện Kiều SBT Ngữ văn 10 tập 2Giải câu 1, 2 trang 75 SBT Ngữ văn 10 tập 2. Hãy nêu một số đặc điểm về cuộc đời của Nguyễn Du. Các đặc điểm ấy góp phần lí giải sự nghiệp sáng tác của ông như thế nào ? 1. Hãy nêu một số đặc điểm về cuộc đời của Nguyễn Du. Các đặc điểm ấy góp phần lí giải sự nghiệp sáng tác của ông như thế nào ? Trả lời: Bài tập này có hai ý : a) Nêu một số đặc điểm về cuộc đời của Nguyễn Du. Đọc lại mục I - Cuộc đời (phần một, trang 92, SGK). Cần nêu được một số đặc điểm chủ yếu của cuộc đời Nguyễn Du để thấy được : - Nguyễn Du từng trải nghiệm nhiều môi trường sống khác nhau, từ môi trường quý tộc phong kiến đến cảnh nghèo khó ; nhận các chức vụ khác nhau, từ chức quan nhỏ đến chức Chánh sứ. - Nguyễn Du đã tiếp nhận văn hoá của nhiều vùng quê khác nhau, cộng với vốn Hán học uyên bác. b) Các đặc điểm về cuộc đời của Nguyễn Du góp phần lí giải sự nghiệp sáng tác của ông: - Về gia thế: Nguyễn Du sinh ra trong một gia đình phong kiến quý tộc, rồi lại từng phải lăn lộn trong cuộc sống phong trần, giữa thời đại loạn lạc nên hiểu biết nhiều mặt của thực tế xã hội phong kiến, từ cuộc sống của giai cấp thống trị đến thân phận người dân dưới đáy xã hội, điều này là tiền đề để ông khái quát về bản chất xã hội một cách sâu sắc, thấm thía. - Về văn hoá : Ông có điều kiện tiếp thu văn hoá dân tộc ở nhiều vùng miền (quê cha, quê mẹ, quê vợ, Thăng Long) và học tập văn học Trung Quốc nên đã tổng hợp các thành tựu văn hoá ấy trong sáng tác. Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại loạn lạc, số phận con người, trước hết là của người phụ nữ tài sắc, bị chà đạp. Đó cũng là nguyên do thôi thúc ông sáng tác về "những điều trông thấy" khiến ông "đau đớn lòng". 2. Trình bày ngắn gọn các sáng tác chính và một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du. Trả lời: a) Về các sáng tác của Nguyễn Du, yêu cầu nêu tên một số sáng tác bằng chữ Hán và sáng tác bằng chữ Nôm. Thơ chữ Hán được ông viết vào các giai đoạn khác nhau. Sáng tác bằng chữ Nôm có Đoạn trường tân thanh (còn gọi là Truyện Kiều) và Văn chiêu hồn. Cần chỉ rõ Truyện Kiều có cốt truyện vay mượn từ Kim Vân Kiều truyện - một tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc. Tuy vậy, Nguyễn Du đã tạo nên một tác phẩm hoàn toàn mới, với cảm hứng mới, cách nhận thức, lí giải nhân vật của riêng ông, bằng một thể loại khác : truyện thơ. b) Một vài đặc điểm cơ bản của thơ văn Nguyễn Du : - Về nội dung, cần chú ý nêu được đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Du là đề cao xúc cảm, tức đề cao tình (ông là nhà thơ có khuynh hướng trọng tình, chủ tình). Đây là điểm khác với sáng tác của nhiều nhà nho trung đại thường hướng về nói chí nhằm bộc bạch lí tưởng xã hội, lí tưởng đạo đức. Phê phán xã hội phong kiến và thương yêu, cảm thông với những nạn nhân của xã hội, đó là hai biểu hiện rực rỡ nhất của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du. Trong số các loại nhân vật được Nguyễn Du dành cho tình thương yêu, đồng cảm, nổi bật là những con ngưòi bé nhỏ, bất hạnh như người ăn mày, người mù hát rong, các ca nhi, kĩ nữ,... vốn bị xã hội phong kiến coi rẻ. Truyện Kiều và một số bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du đã nêu vấn đề về thân phận bất hạnh của những người phụ nữ có sắc đẹp và tài năng văn chương, nghệ thuật. Đây là một vấn đề rất mới của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại ; nhà thơ đã gián tiếp đòi hỏi xã hội phải trân trọng các giá trị chân chính của con người như sắc đẹp, tài năng. Chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du mở rộng nhiều vấn đề, thuộc quyền sống của con người, từ quyền sống về vật chất (bài thơ Sở kiến hành) đến quyền sống về tinh thần (bài thơ Độc Tiểu Thanh kí, Truyện Kiều,...). Nguyễn Du là một tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX còn vì ông đề cao quyền sống của con người tự nhiên, trần thế. Truyện Kiều có nhiều trang ca ngợi tình yêu lứa đôi với vẻ đẹp và sự lãng mạn. - Về nghệ thuật, cần nhấn mạnh tài năng của Nguyễn Du thể hiện cả trong các sáng tác bằng chữ Hán và sáng tác bằng chữ Nôm. Ông là người uyên bác, đọc rộng biết nhiều. Thơ chữ Hán của ông có nhiều bài xuất sắc được viết với phong cách phóng khoáng, giàu cảm xúc, thể thơ đa dạng, từ thể thơ Đường luật đến các bài thơ thể ca, hành có nét tự do. Về sáng tác bằng chữ Nôm, đặc biệt lưu ý tới Truyện Kiều. Với tài năng đa dạng, thể hiện trên nhiều cấp độ khác nhau, Nguyễn Du đã kết hợp nghệ thuật kể chuyện (tự sự) và nghệ thuật phân tích tâm lí, nghệ thuật tả cảnh (trữ tình) để đưa thể loại truyện thơ đạt đến trình độ mẫu mực. Ông cũng là nhà thơ biết sử dụng một cách điêu luyện tiếng Việt, đồng thời góp phần làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc. Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Soạn văn 10 - Xem ngay >> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Soạn bài Truyện Kiều
|
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 78 SBT Ngữ văn 10 tập 2. Phân tích tính hình tượng và tính truyền cảm của ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện trong đoạn thơ sau :