Soạn bài Tự đánh giá bài 8 SGK Ngữ Văn 8 Cánh Diều tập 2Đoạn chữ in nhỏ ở phía trên văn bản Tức nước vỡ bờ có nhiệm vụ gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu. Câu 1 trang 79 SGK Ngữ Văn lớp 8 Cánh Diều Tập 2 Đoạn chữ in nhỏ ở phía trên văn bản Tức nước vỡ bờ có nhiệm vụ gì? A. Tóm tắt toàn bộ tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố B. Tóm tắt bối cảnh xảy ra trước đoạn trích Tức nước vỡ bờ C. Tóm tắt câu chuyện bọn người nhà lí trưởng đánh trói anh Dậu D. Tóm tắt cảnh chị Dậu phải xoay xở vì suất sưu của chồng Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Lời giải: B Câu 2 trang 79 SGK Ngữ Văn lớp 8 Cánh Diều Tập 2 Câu nào là câu phủ định trong những câu dưới đây? A. Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. B. Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? C. Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! D. U nó không được thế! Phương pháp: Ôn lại kiến thức về câu phủ định Lời giải: D Câu 3 trang 79 SGK Ngữ Văn lớp 8 Cánh Diều Tập 2 Câu nào là câu khẳng định trong những câu sau? A. Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất... B. Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột. C. Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. D. Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho! Phương pháp: Ôn tập lại kiến thức về câu khẳng định Lời giải: C Câu 4 trang 80 SGK Ngữ Văn lớp 8 Cánh Diều Tập 2 Nhận xét nào sau đây đúng với diễn biến thái độ của chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ? A. Từ khẩn cầu run run đến thiết tha van xin B. Từ thiết tha van xin đến liều mạng cãi lại bằng lí lẽ C. Từ nhẫn nhịn đến phản kháng hết sức quyết liệt bằng lí lẽ D. Từ nhẫn nhục đến phản kháng bằng lời và chống trả quyết liệt Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Lời giải: D Câu 5 trang 80 SGK Ngữ Văn lớp 8 Cánh Diều Tập 2 Đoạn trích Tức nước vỡ bờ không nhằm mục đích nào sau đây? A. Vạch trần bộ mặt tàn ác của xã hội thực dân phong kiến đương thời B. Phản ánh tình trạng người dân vùng quê nghèo cãi nhau vì chuyện nợ nần C. Thể hiện lòng nhân hậu và sức sống mạnh mẽ của người phụ nữ nông dân D. Chỉ ra nỗi cực khổ của người nông dân bị áp bức và chế độ sưu thuế bất công Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Lời giải: B Câu 6 trang 80 SGK Ngữ Văn lớp 8 Cánh Diều Tập 2 Qua đoạn chữ in nhỏ phía trên văn bản, em hiểu gì về gia cảnh của chị Dậu? Phương pháp: Đọc kĩ văn bản, chú ý đoạn miêu tả gia cảnh của chị Dậu Lời giải: Hoàn cảnh gia đình chị Dậu: - Nghèo “nhất nhì trong hạng cùng đinh” -> rất nghèo - Anh Dậu lại bị ốm kéo dài mấy tháng, nhà không có tiền nộp sưu, phải bán cả con gái đầu lòng và ổ chó để chạy nộp suất sưu cho chồng. - Phải nộp sưu thuế nặng nề và nộp luôn cho cả phần người em trai anh Dậu đã mất. => Hoàn cảnh khó khăn, bần hàn đến tận cùng vì bị giai cấp thống trị áp bức bóc lột. Câu 7 trang 80 SGK Ngữ Văn lớp 8 Cánh Diều Tập 2 Em có nhận xét gì về tính cách của tên cai lệ?
Phương pháp:
Đọc kĩ đoạn văn bản miêu tả tên cai lệ
Lời giải:
- Cai lệ là những gã tay sai mạt hạng nhưng núp dưới bóng quan phủ. - Hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay, cũng không hề bị ngăn chặn vì hắn đại diện cho nhà nước nhân danh phép nước để hành động. Câu 8 trang 80 SGK Ngữ Văn lớp 8 Cánh Diều Tập 2 Theo em, tình huống nào đã khiến chị Dậu vùng dậy chống trả quyết liệt với bọn tay sai? Phương pháp:
Trả lời theo ý hiểu
Lời giải:
– Chị Dậu vùng lên chống trả + Khi bị cai lệ đánh, anh Dậu tuy ốm yếu nhưng chúng vẫn bắt lôi đi -> Tình yêu thương đối với chồng, với gia đình với quê hương trong chị Dậu dâng lên cùng với nỗi căm thù giặc sâu sắc đã dẫn đến hành động của chị. + Thay đổi trong cách xưng hô: ông – cháu, ông – tôi và cuối cùng: mày – bà + Chị Dậu đánh ngã tên cai lệ và người nhà Lí trưởng bằng sức mạnh của lòng căm thù -> Tức nước thì vỡ bờ, có áp bức thì có đấu tranh. Câu 9 trang 80 SGK Ngữ Văn lớp 8 Cánh Diều Tập 2 Diễn biến tâm lí và hành động bảo vệ chồng của chị Dậu được tác giả miêu tả như thế nào thông qua các từ xưng hô trong văn bản? Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Lời giải: Diễn biến tâm lí của chị Dậu thay đổi qua cách xưng hô: từ cháu - ông, nhà tôi - ông, bà - mày. Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ. Câu 10 trang 80 SGK Ngữ Văn lớp 8 Cánh Diều Tập 2 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu. Phương pháp: Viết đoạn văn theo yêu cầu Lời giải: Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ phong kiến xưa. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị không ngại hạ mình van xin, nài nỉ. Để cứu chồng chị phải bán con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu đau đơn như đứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê" ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở chị đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng" của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình". Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 8. Truyện lịch sử và tiểu thuyết
|
Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” bàn về vấn đề gì? Em dựa vào đâu để nhận ra nhanh nhất điều này? Yếu tố nghệ thuật nào trong câu thơ đầu được tác giả đặc biệt quan tâm khi phân tích?
Dựa vào nhan đề và các phần của văn bản, hãy chỉ ra luận đề và những luận điểm được triển khai trong văn bản. Luận điểm được trình bày trong phần (3) góp phần làm sáng tỏ luận đề như thế nào? Nhận xét về cách lập luận được sử dụng trong phần này.
Tìm thành phần gọi – đáp, thành phần cảm thán trong các câu dưới đây. Nêu ý nghĩa của mỗi thành phần đó.Tìm thành phần phụ chú trong những câu dưới đây. Dấu hiệu hình thức nào giúp em nhận biết thành phần đó? Các thành phần phụ chú đó được dùng làm gì?
Vấn đề trọng tâm mà bài viết này nêu lên là gì? Những yếu tố nào giúp người đọc có thể xác định nhanh vấn đề ấy? Hệ thống luận điểm của bài viết được triển khai như thế nào (chú ý tới nhan đề, bố cục bài viết, lí lẽ, bằng chứng được sử dụng cho từng luận điểm)?