Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Từ Hán Việt (tiếp theo) SBT Ngữ Văn 7 tập 1

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 52 SBT Ngữ Văn 7 tập 1. Tìm 5 tên riêng (tên người hoăc tên địa lí) là từ thuần Việt. Những tên riêng này có sắc thái biểu cảm như thế nào ?

Bài tập

1. Bài tập 1, trang 83, SGK.

2. Bài tập 2, trang 83, SGK.

3. Bài tập 3, trang 84, SGK.

4. Bài tập 4, trang 84, SGK.

5.* So sánh các cặp từ ngữ sau đây :

A

B

phi cơ

máy bay

phi trường

sân bay

ái quốc

ỵêu nước

dân ý

ý dân

chỉ huy sở

sở chỉ huy

đoàn trưởng

trưởng đoàn

a)  Các từ ngữ ở nhóm A khác các từ ngữ tương ứng ở nhóm B như thế nào về mặt cấu tạo ?

b)  Hiện nay, trong giao tiếp hằng ngày, người ta thường dùng từ ngữ ở nhóm A hay nhóm B ? Tại sao ?

6.* a) Tại sao trong các cặp từ ngữ sau đây, các từ ngữ ở nhóm A (từ ngữ Hán Việt) ngày nay không dùng hoăc ít dùng và người ta chỉ dùng hoặc thường dùng các từ ngữ ở nhóm B (gốc Âu) ?

A

B

Sinh tố

Dưỡng khí

Thán khí

Phong cầm

(đèn) huỳnh quang

vi-ta-min

ô-xi

các-bon

ắc-coóc-đê-ông

(đèn) nê-ông

b)  Tại sao trong các cặp địa danh sau đây, các địa danh ở nhóm A (từ ngừ Hán Việt) không được dùng nữa và người ta dùng địa đanh ở nhóm B ?

A

B

Mạc Tư Khoa

Phi Luật Tân

Tân Gia Ba

Hoa Thịnh Đốn

Mát-xcơ-va

Phi-líp-pin

Xinh-ga-po

Oa-sinh-tơn

7. Tìm 5 tên riêng (tên người hoăc tên địa lí) là từ thuần Việt. Những tên riêng này có sắc thái biểu cảm như thế nào ?

 

Gợi ý làm bài

1.  Các từ trong mỗi cặp đã cho có sự khác nhau về mặt biểu cảm. So sánh sắc thái biểu cảm của các từ ngữ trong từng cặp để chọn từ ngữ thích hợp với nội dung của câu.

2.  Liên hệ với tên của các bạn trong lớp hoặc của người thân bằng từ Hán Việt, tên địa lí bằng từ Hán Việt, so sánh với từ thuần Việt có nghĩa tương ứng để suy ra sắc thái biểu cảm của từ Hán Việt dùng làm tên người, tên địa lí. sắc thái biểu cảm đó là lí do khiến người Việt Nam thích dùng từ Hán Việt để đặt tên người, tên địa lí. Ví dụ : có người đặt tên là Đại chứ ít ai có tên là To, có làng đặt tên là (làng) Phú Mĩ chứ không ai đặt tên là (làng) Giàu Đẹp.

3.  Những từ Hán Việt tạo sắc thái cổ xưa hiện nay ít được dùng trong đời sống hằng ngày. Lưu ý : Chỉ tìm những từ ngữ Hán Việt mang sắc thái cổ xưa chứ không phải kể ra tất cả từ ngữ Hán Việt có trong đoạn văn.

4.  Trước hết phải xét xem mấy câu văn này được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp như thế nào và trong hoàn cảnh giao tiếp đó, dùng từ Hán Việt bảo vệ và mĩ lệ có phù hợp hay không. Sau đó tìm từ thuần Việt có nghĩa tương ứng, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

5. a) Các cặp từ ngữ đã cho là những cặp từ ngữ đồng nghĩa. So sánh cấu tạo từ là so sánh để tìm ra sự khác nhau và sự không khác nhau về yếu tố cấu tạo và về trật tự giữa các yếu tố.

   Có thể lập bảng để trình bày vấn đề này. Sự khác nhau được đánh dấu bằng dấu (+), sự không khác nhau được đánh dấu bằng dấu (-).

Các cặp từ ngữ tương ứng

Có sự khác nhau về yếu tố cấu tạo

Có sự khác nhau về trật tự cấu tạo

dân ý - ý dân

 

 

 

 

 

b)  Liên hệ với thực tế để xem xét việc sử dụng từ ngừ ở nhóm A hay nhóm B trong giao tiếp hằng ngày hiện nay và tìm lí do tại sao người ta thường dùng từ ngữ ở nhóm này mà không dùng hoặc ít dùng từ ngừ ở nhóm kia.

6.* Có thể tìm thấy lí do của hiện tượng (a) ở xu thế dùng thuật ngữ khoa học, ảnh hưởng của ngôn ngữ châu Âu đối với tiếng Việt ; lí do của hiện tượng (b) ở xu thế phiên dịch danh từ riêng trong tiếng Việt.

7.* So sánh loại tên riêng này với tên riêng Hán Việt (ví dụ : so sánh cô Mây với cô Vân, anh Núi với anh Son, làng Ôi với làng Nhị Khê (quê thứ hai của Nguyễn Trãi) để thấy sắc thái tên riêng thuần Việt (khác với tên riêng Hán Việt).

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Soạn văn 7 - Xem ngay

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.