Soạn bài Tức cảnh Pác Bó ngắn nhất - Văn 8 tập 2Soạn bài Tức cảnh Pác Bó ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 8 tập 2. Câu 2 Nhận xét giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó "thật là sang"? Bố cục: - Phần 1 (3 câu thơ đầu): Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác. - Phần 2 (còn lại): Cảm nghĩ của Bác về cuộc đời cách mạng. Nội dung chính: “Tức cảnh Pác Bó” là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là niềm vui lớn. Câu 1 trang 29 - Văn 8 Tập 2 Câu hỏi: Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học. Trả lời: Bài thơ thuộc thể thơ tứ tuyệt Đường luật. Một số bài thơ cùng thể thơ này đã học: Cảnh Khuya, Nguyên Tiêu, Nam quốc sơn hà, Tĩnh dạ tứ, ... Câu 2 trang 29 - Văn 8 Tập 2 Câu hỏi: Nhận xét giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó "thật là sang"? Trả lời: Giọng thơ hài hước, dí dỏm, tươi vui. Mặc dù cuộc sống khó khăn, điều kiện làm việc thiếu thốn nhưng Người lại cho đó là "sang". Vì với bác niềm vui lớn nhất là được làm cách mạng, được trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước nhà. => Cuộc sống của Người vô cùng thư thái, ung dung, say mê cuộc sống cách mạng, hòa hợp với thiên nhiên. Bài thơ cho thấy cá nhân cách cao khiết của Hồ Chí Minh, cho thấy sự hi sinh thầm lặng của người cho đất nước. Câu 3 trang 29 - Văn 8 Tập 2 Câu hỏi: Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi "thú lâm tuyền" (niềm vui thú được sống giữa rừng, suối) trong bài Côn Sơn ca. Hãy cho biết "thú lâm tuyền" ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau Trả lời: "Thú lâm tuyền" của Nguyễn Trái ấy là cái "thú lâm tuyền" của người ẩn sĩ bất lực trước thực tế xã hội, muốn "lánh đục về trong", tự tìm đến cuộc sống "an bần lạc đạo". Ở Hồ Chí Minh, cái "thú lâm tuyền" vẫn gắn với con người hành động, con người chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vì tự do độc lập của non sông (Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng). Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 20 - Văn 8
|
Soạn bài Câu cầu khiến ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 8 tập 2. Câu 2. Trong những đoạn trích sau, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.
Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 8 tập 2. Câu 1. Lập lại bố cục bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn một cách hợp lí.
Soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 8 tập 2. Câu 1. Hãy nêu cách lập ý và lập dàn bài đối với các đề bài sau: a, Giới thiệu về một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.
Soạn bài Ngắm trăng ngắn gọn nhất sách giáo khoa Văn 8 tập 2. Câu 2. Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? Vì sao Bác lại nói đến cảnh "Trong tù không rượu cũng hoa hoa"?