Soạn bài Tuyên ngôn độc lập Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 2Bạn hãy sưu tầm những tư liệu (hình ảnh, bài viết, đoạn phim tư liệu,…) về sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và giới thiệu, chia sẻ với các bạn cùng lớp. Xác định bố cục của văn bản. Từ đó, vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản. Văn bản Tuyên ngôn Độc lập gọi cho bạn suy nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam? Trước khi đọc Câu hỏi (Trang 65, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Bạn hãy sưu tầm những tư liệu (hình ảnh, bài viết, đoạn phim tư liệu,…) về sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và giới thiệu, chia sẻ với các bạn cùng lớp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập vào ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội (http://ditichhochiminhphuchutich.gov.vn/chu-tich-ho-chi-minh-doc-tuyen-ngon-doc-lap-khai-sinh-nuoc- Phương pháp: Tìm kiếm tư liệu trên sách, báo, internet,...để trả lời câu hỏi Lời giải: - Báo: https://www.qdnd.vn/tu-lieu-ho-so/ngay-nay-nam-xua/ngay-2-9-1945-bac-ho-doc-tuyen-ngon-doc-lap-704315 - Phim tư liệu: https://www.youtube.com/watch?v=xRKUB3fUTJM Trong khi đọc Câu hỏi 1 (Trang 66, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Chú ý những trích dẫn trong phần này. Phương pháp: Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp. Lời giải: - Trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ: Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng.... quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. - Trích dẫn bản Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của Pháp: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Câu hỏi 2 (Trang 66, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Ghi lại những cảm xúc của bạn khi đọc đoạn “Thế mà… vô cùng tàn nhẫn". Phương pháp: Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp. Lời giải: Cảm xúc: sự căm phẫn, phẫn nộ, từ đó, gợi lên ý chí mãnh liệt, tinh thần sôi sục, quyết tâm về việc đứng lên đấu tranh, giành lại tự do, giành lại hòa bình độc lập. Câu hỏi 3 (Trang 68, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Tác giả nhắc đến nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn nhằm mục đích gì? Phương pháp: Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp. Lời giải: Mục đích: - Tạo cơ sở chính trị, pháp lý cơ bản. - Qua đó một lần nữa khẳng định về quyền độc lập tự do của dân tộc. Câu hỏi 4 (Trang 68, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Chú ý đến nghệ thuật phủ định, khẳng định trong đoạn “Mùa thu năm 1940… độc lập ấy”. Phương pháp: Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp. Lời giải: Từ mùa thu 1940 đến 9/3/1945, thực dân Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật (khi thì quỳ gối đầu hàng khi thì bỏ chạy), vì vậy không còn bất kỳ quyền lợi cai trị nào ở nước ta. Sau khi đọc Câu hỏi 1 (Trang 68, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Xác định bố cục của văn bản. Từ đó, vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản. Phương pháp: Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp. Lời giải: - Bố cục: 3 phần + Phần 1: từ đầu đến không ai chối cãi được: cơ sở pháp lí + Phần 2: tiếp đến phải được độc lập: cơ sở thực tiễn + Phần 3: còn lại: lời tuyên ngôn - Sơ đồ: + Luận đề: Tuyên bố về nền độc lập của Việt Nam + Luận điểm 1: Cơ sở pháp lý của Tuyên ngôn độc lập + Luận điểm 2: Cơ sở thực tiễn của Tuyên ngôn độc lập + Luận điểm 3: Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ chủ quyền dân tộc Câu hỏi 2 (Trang 68, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mỹ, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp trong phần đầu văn bản có tác dụng gì? Từ đó, bạn có nhận xét gì về cách kết hợp các thao tác nghị luận trong phần này? Phương pháp: Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp. Lời giải: - Việc trích dẫn bản Tuyên ngôn Độc lập (1776) của nước Mỹ, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp trong phần đầu văn bản có tác dụng: + Khẳng định nguyên lí chung về quyền độc lập, tự do và hạnh phúc của tất cả mọi người, mọi dân tộc trên thế giới. Đây là cơ sở pháp lí quan trọng làm tiền đề cho những lập luận ở phần sau. + Đặt ngang hàng ba bản tuyên ngôn, gián tiếp thể hiện niềm tự hào, sự tự tôn của dân tộc. + Sử dụng thủ pháp “gậy ông đập lưng ông”, tố cáo thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đang phản bội lại những tuyên ngôn tốt đẹp mà cha ông họ đã lập ra. - Việc kết hợp các thao tác nghị luận:
Câu hỏi 3 (Trang 68, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Đọc lại phần từ “Thế mà hơn 80 năm nay” cho đến “Dân tộc đó phải được độc lập!”, đối chiếu với ô thông tin ở đầu văn bản và cho biết: a, Tác giả đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để bác bỏ luận điểm “khai hoá, bảo hộ” của Pháp và khẳng định quyền tự do, độc lập của nước Việt Nam? Nhận xét về cách lựa chọn, sắp xếp, triển khai các lí lẽ, bằng chứng ấy. b, Xác định và phân tích tác dụng một số nét đặc sắc về biện pháp tu từ, từ ngữ, sự kết hợp giữa câu khẳng định, phủ định trong phần này. Phương pháp: Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp. Lời giải: a. Cách lập luận để bác bỏ luận điệu “bảo hộ, khai hóa” của thực dân Pháp và quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam:
b. Một số nét đặc sắc và biện pháp tu từ, từ ngữ, sự kết hợp giữa câu phủ định và khẳng định: - Từ ngữ, biện pháp tu từ: + Các từ ngữ để gọi thực dân Pháp; các từ ngư để gọi nhân dân Việt Nam. + Biện pháp tu từ: phép điệp cấu trúc, phép liệt kê, các hình ảnh ẩn dụ,… Thể hiện sự căm phẫn trước tội ác của thực dân Pháp, nỗi thương xót với người dân Việt Nam khi phải gánh chịu những tội ác ấy; qua đó góp phần tăng tính thuyết phục cho văn bản bằng cách khơi gợi sự đồng cảm, xót xa, phẫn nộ nơi người đọc. - Các kiểu câu phủ định, khẳng định: + Khẳng định tội ác của giặc bằng cách điệp cấu trúc: Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do, dân chủ nào,… + Phủ định luận điệu nhân đạo, chính nghĩa của Pháp: Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Kết hợp sự khẳng định và phủ định để bác bỏ luận điệu khai hóa của Pháp, từ đó khẳng định cơ sở thực tế về những tội ác của Pháp, là tiền đề cho việc tuyên bố thoát li mối quan hệ với Pháp ở phần sau Câu hỏi 4 (Trang 68, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Phân tích ý nghĩa của lời tuyên bố ở cuối văn bản. Nhận xét về tác dụng của ngôn ngữ biểu cảm (từ ngữ, kiểu câu khẳng định,...) trong việc thể hiện giọng điệu và nội dung của lời tuyên bố. Phương pháp: Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp. Lời giải: Ở Tuyên ngôn Độc lập, thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố: - Những cơ sở pháp lí, thực tiễn vững chắc để thoát li quyển bảo hộ của Pháp, tuyên bố sự sụp đổ của triểu đình phong kiến nhà Nguyễn ("Vì những lí lẽ trên"). - Sự xuất hiện chính danh của một chính phủ đại diện cho nhân dân Việt Nam, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam ("chúng tôi, Chính phủ lâm thởi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà"). - Khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và quyết tâm bằng mọi giá bảo vệ quyền độc lập, tự do ấy. Để quốc tế công nhận quyền tự do, độc lập của dân tộc không phải đơn giản. Cần có điều kiện khách quan: cơ sở pháp lí, thực tiễn vững chắc, không thể chối cải, phù hợp với công ước quốc tế; chứng minh sự không lệ thuộc vào bất kì thể lực chính trị nào; khẳng định quyền tự quyết về mọi mặt của dân tộc; điều kiện chủ quan: toàn dân tộc thực sự có ý chí về quyền độc lập, tự do và có quyết tâm bảo vệ quyền độc lập, tự do đó. Điểm đặc sắc của Tuyên ngôn Độc lập đó là lời tuyên bố cuối VB đã khẳng định điều kiện khách quan, điều kiện chủ quan này, tuyên bố trước thế giới quyền độc lập, tự do bất khả xâm phạm của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của nhân dân Việt Nam. Câu hỏi 5 (Trang 69, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Khi viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra câu hỏi: “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?”. Phân tích một số ví dụ trong văn bản “Tuyên ngôn Độc lập” để cho thấy quan điểm sáng tác này. Phương pháp: Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp. Lời giải:
Câu hỏi 6 (Trang 69, SGK Ngữ văn 12 - CTST tập 2) Câu hỏi: Văn bản Tuyên ngôn Độc lập gọi cho bạn suy nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam? Phương pháp: Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp. Lời giải: Văn bản “Tuyên ngôn Độc lập” là một tài liệu quan trọng trong lịch sử Việt Nam, đánh dấu sự khởi đầu của cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do của dân tộc. Nó gợi lên trong tôi những suy nghĩ về lòng yêu nước, lòng tự hào về quê hương và lòng trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam. Văn bản này đã khẳng định quyền tự quyết của dân tộc và tôn vinh nhân quyền, điều mà chúng ta cần luôn gìn giữ và phát triển. Sachbaitap.com
|
Chia sẻ với các bạn trong lớp cảm nhận của bạn về một bài thơ/ câu thơ hay của tác giả Hồ Chí Minh, trong đó có hình ảnh vầng trăng hoặc hình ảnh mùa xuân. Xác định bố cục của bài thơ. Bạn cảm nhận thế nào về hình ảnh con thuyền chở trăng ở dòng thơ cuối Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền (Nửa đêm trở về, thuyền chở đầy ánh trăng)? Nêu cảm nhận của bạn về tâm hồn, phong thái của nhà thơ Hồ Chí Minh qua bài thơ.
Xác định bố cục, nội dung và mối liên hệ giữa các phần trong văn bản. Nhận xét về ngôn ngữ nghị luận trong văn bản (biện pháp tu từ, cách sử dựng từ ngữ, câu khẳng định, phủ định). Dựa vào văn bản trên, bạn hãy nêu một số nét khái quát về giá trị cơ bản của tập Truyện và kí. Nêu một số thao tác nghị luận trong văn bản và chỉ ra tác dụng của chúng đối với việc thể hiện giá trị nội dung, nghệ thuật của tập truyện, kí.
Phân tích biện pháp tu từ nói mỉa trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này. Nhận xét về cấu trúc cú pháp của các câu trong đoạn trích: “Về chính trị ... vô cùng tàn nhẫn” (văn bản Tuyên ngôn Độc lập). Việc sử dụng cấu trúc câu như vậy có tác dụng gì? Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của bạn về tính phong phú, đa dạng của thơ ca Hồ Chí Minh.
Tóm tắt các sự kiện được kể trong văn bản trên. Nhân vật chính trong truyện là ai? Dựa vào đâu để bạn khẳng định như vậy? Câu chuyện được kể từ ngôi kể nào? Nhân vật, sự việc trong câu chuyện được nhìn từ điểm nhìn của ai? Cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy có tác dụng gì? Nêu suy nghĩ của bạn về cách đặt nhan đề và cách kết thúc của văn bản. Xác định chủ đề, thông điệp của tác phẩm.