Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Soạn bài Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người - Văn 12 Cánh Diều tập 1

Nhan đề “Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người” cho em biết được mục đích và nội dung chính của văn bản là gì? Xác định vấn đề trọng tâm của văn bản (luận đề). Tác giả Hoàng Ngọc Hiến đã phân tích ý nghĩa của vấn đề trong văn bản như thế nào?

I. Chuẩn bị:

Câu hỏi 1: (trang 137 SGK Văn 12 Cánh Diều tập 1)

Đọc trước toàn bộ văn bản và tìm hiểu thêm về tác giả Hoàng Ngọc Hiến.

Lời giải:

*Tác giả Hoàng Ngọc Hiến:

a. Tiểu sử, cuộc đời:

+ Sinh năm: 1930- 2011

+ Quê quán: Làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

+ Nghề nghiệp: nhà lý luận phê bình, dịch giả văn học Việt Nam đương đại, nguyên hiệu trưởng Trường Viết văn Nguyễn Du.

- Cuộc đời:

+ Sau năm 1945, ông cùng gia đình đi tản cư sau đó đến học Trường trung học chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng ở Vinh và được gửi đi đào tạo ở Liên Xô.

+ Năm 1959, ông làm nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công Tiến sĩ Văn học chuyên ngành lý luận, phê bình.

+ Năm 1987, ông là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam

b. Sự nghiệp văn chương

- Các tác phẩm nổi tiếng: Văn học Xô Viết đương đại, Văn học gần và xa,….

- Phong cách sáng tác:

+ Xoay quanh thể loại khảo cứu và phê bình, nổi tiếng với khái niệm “văn học phải đạo” nhằm nói về văn học chính thống xã hội chủ nghĩa .

+ Ông chủ yếu nghiên cứu và phê bình về văn học trong thời đại, từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét và kết luận trong những sáng tác của ông.

II. Đọc - hiểu:

Câu hỏi 1: (trang 138 SGK Văn 12 Cánh Diều tập 1)

Vấn đề chính mà tác giả nêu lên ở phần mở đầu là gì?

Lời giải:

Vấn đề chính mà tác giả nêu lên ở phần mở đầu là: Vị thế của của văn học có nguy cơ bị sút kém trong đời sống hiện đại ngày nay.

Câu hỏi 2: (trang 138 SGK Văn 12 Cánh Diều tập 1)

Chú ý sự khác nhau giữa xem truyền hình và đọc sách

Lời giải:

Sự khác nhau giữa xem truyền hình và đọc sách:

- Khả năng tiếp nhận: 

+ Truyền hình:Hấp dẫn và dễ tiếp nhận, không đòi hỏi nỗ lực tích cực của trí tuệ 

+ Đọc sách:Phải có nỗ lực trí tuệ, phải đọc đi đọc lại và ngẫm nghĩ 

- Khả năng ghi nhớ: 

+ Truyền hình: không nhớ được lâu 

+ Đọc sách: ghi nhớ lâu và sâu hơn

Câu hỏi 3: (trang 138 SGK Văn 12 Cánh Diều tập 1)

Tác dụng của sách như thế nào?

Lời giải:

Tác dụng của sách:

- Là nền tảng để rèn luyện và phát triển của trí tuệ 

- Tạo ra cái cốt lõi vững trãi cho trí tuệ 

Câu hỏi 4: (trang 139 SGK Văn 12 Cánh Diều tập 1)

Các kiến nghị của tác giả liên quan đến đối tượng nào?

Lời giải:

Các kiến nghị của tác giả liên quan đến đối tượng:

- Trẻ em: thói quen đọc sách ngay trong thời nhỏ tuổi

- Phụ huynh: thấy được nguy hại của việc các em suốt ngày ngồi trước màn hình xem truyền hình,.. và không mó đến sách

- Nhà xuất bản sách: quan tâm đến hình thức của sách

- Nhà nước: sử dụng truyền hình để tuyên truyền cho sách

Các kiến nghị của tác giả liên quan đến đối tượng:

- Trẻ em: thói quen đọc sách ngay trong thời nhỏ tuổi

- Phụ huynh: thấy được nguy hại của việc các em suốt ngày ngồi trước màn hình xem truyền hình,.. và không mó đến sách

- Nhà xuất bản sách: quan tâm đến hình thức của sách

- Nhà nước: sử dụng truyền hình để tuyên truyền cho sách

Câu hỏi 5: (trang 139 SGK Văn 12 Cánh Diều tập 1)

Chú ý những phân tích của tác giả về tác dụng to lớn của văn học.

Lời giải:

Tác dụng to lớn của văn học: 

+ Giúp con người hiểu được những mạnh mặt mạnh mặt yếu, những tiềm lực lớn lao 

+ Có chức năng giáo dục: Có giá trị tâm lý sâu sắc, phát huy sự tự ý thức của người đọc.

→  Phân tích lập luận logic, chặt chẽ để đưa ra kết luận xác đáng.

Câu hỏi 6: (trang 139 SGK Văn 12 Cánh Diều tập 1)

Các lí lẽ và dẫn chứng mà tác giả nêu lên là những gì?

Lời giải:

Lí lẽ và dẫn chứng mà tác giả nêu lên là:

- Lí lẽ 1: Khoa học khó có thể nắm bắt được tâm lý con người 

→   Dẫn chứng: “Trong đời sống tâm hồn và tâm lí của con người ngày càng trở nên phức tạp, có những mảng, những lớp chiều sâu, những uẩn khúc chỉ có văn học và nghệ thuật mới soi thấu”

- Lí lẽ 2: Văn học có tác dụng to lớn và sâu sắc giúp cho con người hiểu được mình

→   Dẫn chứng: Câu nói của Bi- ê-lin-xki

- Lí lẽ 3: Văn học có chức năng giáo dục 

→   Dẫn chứng: Câu nói của triết gia Se-ne-ca

Câu hỏi 7: (trang 140 SGK Văn 12 Cánh Diều tập 1)

Văn học và nghệ thuật có vai trò quan trọng như thế nào?

Lời giải:

Văn học và nghệ thuật có vai trò vô cùng quan trọng:

- Quản lí sự cải hóa, sự hình thành nhân cách bên trong mỗi con người 

- Mỗi văn nghệ sĩ là một loại cán bộ quản lí đặc biệt – nếu có tài năng hiểu lòng người thì “hoạt động nghệ thuật sẽ là loại công tác quản lí có hiệu quả sâu sắc và gọn nhẹ nhất, tác động trực tiếp tới đối tượng không phải thông qua cấp trung gian,…”

Câu hỏi 8: (trang 140 SGK Văn 12 Cánh Diều tập 1)

Văn học nghệ thuật có khả năng giáo dục những năng lực nào khác?

Lời giải:

Văn học nghệ thuật có khả năng giáo dục những năng lực: 

- Giáo dục năng lực cảm nhận sự thật

- Giáo dục năng lực cảm nhận những nỗi đau nhân tình 

- Giáo dục năng lực cảm nhận cái đẹp 

Câu hỏi 9: (trang 141 SGK Văn 12 Cánh Diều tập 1)

Chú ý các lí lẽ mà tác giả sử dụng.

Lời giải:

Các lí lẽ mà tác giả sử dụng để lập luận về khả năng giáo dục của văn học nghệ thuật: 

- Trong đời sống tâm hồn con người, trong những số phận và tính cách con người rất khác nhau, trong những bước thăng trầm lịch sử… mới ohát hiện được 

- Quen sống với sự dối trá, mập mờ, khả năng cảm nhận sự thật ở con người bị cùn đi, thậm chí có thể bị dị ứng, khi buộc phải nhìn sự thật

- Quen với lối sống bo bo, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến mình, vơ vét cho mình, khiến năng lực cảm nhận nỗi đau của những người xung quanh có thể bị mai một,.. người khác 

- Mặt khác, cuộc sống hiện đại hầu như ở khắp mọi mơi ngày càng mang tính chất thực dụng

→  Các lí lẽ của tác giả vô cùng logic, có sự liên kết chặt chẽ với nhau tạo sức thuyết phục cho người đọc

Câu hỏi 10: (trang 141 SGK Văn 12 Cánh Diều tập 1)

Phần kết khẳng định điều gì?

Lời giải:

Phần kết khẳng định sứ mệnh vĩnh cửu, bao trùm của văn học nghệ thuật là giáo dục năng lực cảm nhận sự thật, năng lực cảm nhận nỗi đau nhân tình và cảm nhận cái đẹp.

III. Sau khi đọc:

Câu hỏi 1: (trang 141 SGK Văn 12 Cánh Diều tập 1)

Nhan đề “Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hoá con người” cho em biết được mục đích và nội dung chính của văn bản là gì?

Lời giải:

Nhan đề Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người cho em biết:

-Mục đích: 

+ Giúp người đọc nhận thức được giá trị của văn học gắn liền với việc đọc sách

+ Thể hiện tầm quan trọng của văn học trong việc phát triển và xây dựng nhân cách của mỗi con người 

-Nội dung chính của văn bản: Bàn về văn học và giá trị của văn học trong việc xây dựng, hình thành nhân cách của mỗi con người

Câu hỏi 2: (trang 141 SGK Văn 12 Cánh Diều tập 1)

Hãy nêu nội dung chính của từng phần được đánh số trong văn bản.

Lời giải:

+ Phần 1: Sự khác nhau giữa xem truyền hình và đọc sách.

+ Phần 2: Vai trò quan trọng của văn học và nghệ thuật.

+ Phần 3: Văn học nghệ thuật với chức năng giáo dục đa năng lực

Câu hỏi 3: (trang 141 SGK Văn 12 Cánh Diều tập 1)

Xác định vấn đề trọng tâm của văn bản (luận đề). Tác giả Hoàng Ngọc Hiến đã phân tích ý nghĩa của vấn đề trong văn bản như thế nào?

Lời giải:

-Vấn đề trọng tâm của văn bản: tác dụng, giá trị của văn học nghệ thuật trong việc xây dựng, hình thành nhân cách của mỗi con người 

-Tác giả Hoàng Ngọc Hiến đã phân tích ý nghĩa của vấn đề trong văn bản theo một trật tự lập luận logic vô cùng chặt chẽ, mỗi phần đều có mối liên hệ gắn kết với nhau:

+ Phần mở đầu: nói về vị thế của văn học ngày nay khi có sự cạnh tranh với truyền hình. Tiếp đó, so sánh sự khác nhau giữa việc xem truyền hình và đọc sách qua tiêu chí: khả năng tiếp nhận, khả năng ghi nhớ. Từ đó, khẳng định giá trị của việc đọc sách

+ Phần thứ hai: Tập trung phân tích những giá trị mà văn học mang lại qua việc so sánh với khoa học và đưa ra những dẫn chứng cụ thể, thực tế. Nêu lên mối quan hệ giữa thực tiễn và tư tưởng từ đó nhấn mạnh sự cải cách tiến bộ của con người là cần có sự chuẩn bị 

+ Phần cuối: Đánh giá, nhận xét khả năng giáo dục của văn học nghệ thuật với những năng lực: năng lực cảm nhận sự thật, cảm nhận những nỗi đau nhân tình, cảm nhận cái đẹp. 

Câu hỏi 4: (trang 141 SGK Văn 12 Cánh Diều tập 1)

Chỉ ra và phân tích một số biện pháp làm tăng tính khẳng định và phủ định vấn đề trong văn bản.

Lời giải:

Việc sử dụng các biện pháp làm tăng tính khẳng định và phủ định vấn đề đã xuất hiện xuyên suốt trong văn bản.

-Để tăng tính phủ định:

+ Dùng các từ phủ định: không phải, chẳng, không,…

+ Dùng các câu phủ định: “Tuy nhiên, riêng tôi, đã được xem và thực sự thích thú với nhiều bộ phim…”; “Nhưng trong đời sống tâm hồn và tâm lí con người…”, “Nhưng có một quan niệm khác về chức năng giáo dục…”, “Nhưng chỉ nói đến giáo dục đạo đức thì quá ít..”

-Để tăng tính khẳng định:

+ Dùng các từ khẳng định: phải, thì, chính, chỉ….

+ Dùng các câu khẳng định: “Văn học phải cạnh tranh với một đối thủ ghê gớm mà sự lớn mạnh ngày càng hùng hậu…”, “Đọc sách thì rất khác. Phải có nỗ lực của trí tuệ…”, “Truyền hình có thể lấn át văn hóa đọc nhưng cũng chính truyền hình sẽ hỗ trợ văn hóa…”, “ Chỉ tham gia vào thực tiễn xã hội con người mới..”

→  Việc sử dụng các biện pháp làm tăng tính phủ định và khẳng định góp phần thể hiện rất rõ thái độ, nhận thức, lập trường và quan điểm của người viết về vấn đề: giá trị của văn học nghệ thuật trong việc xây dựng, hình thành nhân cách của mỗi người.

Câu hỏi 5: (trang 141 SGK Văn 12 Cánh Diều tập 1)

 Em có nhận xét gì về cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người?

Lời giải:

-Trong văn bản Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng nhân cách văn hóa con người, để phân tích tác động của văn học đối với sự hình thành và phát triển nhân cách văn hóa của con người, tác giả đã đưa triển khai các luận điểm vô cùng cụ thể với các lập luận khi sử phương pháp phân tích văn học, đưa ra các lời nói của nhà triết học, nhà thơ đồng thời đưa ra các ví dụ minh họa cụ thể cho từng ý kiến. Cụ thể trong phần 1, khi bàn về sự khác nhau giữa truyền hình và đọc sách:

+ Đưa ra các lập luận về ưu điểm, nhược điểm của việc xem truyền hình và đọc sách

+ Đưa ra ví dụ minh họa cho lập luận về việc khả năng ghi nhớ của xem truyền hình và đọc sách “Cách đây không lâu, tôi xem trên truyền hình bộ phim Tây sương kí lúc xem thấy vui vui, có những đoạn lí thú nhưng xem xong …về câu thơ này”

+ Tác giả sử dụng thao tác lập luận như phân tích, chứng minh, so sánh đối chiếu… để nhấn mạnh sự khác nhau giữa xem truyền hình và đọc sách từ đó nói về giá trị của việc đọc sách

-Ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản được sử dụng nhiều nhằm nhấn mạnh, tạo nên giọng văn giàu màu sắc biểu cảm: 

“ Tuy nhiên, riêng tôi, đã được xem và thực sự thích thú với nhiều bộ phim, nhưng điểm lại…”, “không phải hình ảnh nghe nhìn mà chữ và ngôn từ mới tạo ra cốt vững chãi cho trí tuệ, “ Và chăng, nói như Mai-a-cốp-xki..”,..

Câu hỏi 6: (trang 141 SGK Văn 12 Cánh Diều tập 1)

Viết một đoạn văn ( khoảng 12-15 dòng) phát triển ý trọng tâm: “Văn học giúp em cảm nhận được nỗi đau của những kiếp người”

Lời giải:

Văn học là một trong những loại hình sáng tác tái hiện cuộc đời thông qua lớp ngôn từ nghệ thuật. Có thể nói rằng, văn học là tiếng nói của tình cảm, là sự giải bày và gửi gắm tâm sự với chất liệu là đời sống con người. Qua văn học, độc giả cảm nhận được những cung bậc tình cảm đa dạng trong thế giới nội tâm phức tạp, được đồng cảm, sẻ chia và gợi ra những tình cảm chưa có được tạo nên những tình cảm sẵn có. Nhà văn Bê-lin-xki đã từng nói “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó”, vì lẽ đó văn học là thước phim chân thật miêu tả cuộc sống, giúp mỗi chúng ta cảm nhận được nỗi đau của những kiếp người. Trong tác phẩm “Tắt đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố đã diễn tả vô cùng chân thực cuộc sống, thân phận người phụ nữ khiến người đọc không khỏi xót xa và khóc thương cho số phận người dân nghèo. Qua những cuộc đời khác nhau được thể hiện qua các lăng kính văn chương sẽ giúp mỗi người chúng ta mở rộng hiểu biết trong cuộc sống từ đó hoàn thiệu nhân cách của mỗi con người qua những bài học đạo đức, những bài học tình cảm tác động từ văn học.

Sachbaitap.com

Xem thêm tại đây: Bài 5: Văn nghị luận