Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học – Văn 10 Cánh DiềuSoạn văn 10 Cánh Diều bài Viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học. Yếu tố hình thức nghệ thuật nào đã được xác định để phân tích, đánh giá trong từng đoạn trích trên? Mỗi tác giả đã chỉ ra tác dụng của yếu tố hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa như thế nào? 1. ĐỊNH HƯỚNG Câu hỏi: - Yếu tố hình thức nghệ thuật nào đã được xác định để phân tích, đánh giá trong từng đoạn trích trên? - Mỗi tác giả đã chỉ ra tác dụng của yếu tố hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa như thế nào? - Đoạn nào chủ yếu sử dụng thao tác phân tích và đoạn nào tập trung nêu cảm nhận, đánh giá của người viết? Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa phân tích và đánh giá trong hai đoạn trích trên. Lời giải: * Đoạn 1: - Yếu tố hình thức nghệ thuật đã được xác định để phân tích, đánh giá trong đoạn trích số 1 là: Bút pháp hiện thực - Tác giả đã chỉ ra tác dụng của yếu tố hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa là: + Điều đó được thể hiện trong việc xây dựng các nhân vật, chia thành hai phe: chính thống và phản nghịch, đều rất thực - Đoạn từ đầu đến “đều thực” là đoạn tập trung nêu cảm nhận, đánh giá của người viết và phần còn lại chủ yếu sử dụng thao tác phân tích. * Đoạn 2: - Yếu tố hình thức nghệ thuật đã được xác định để phân tích, đánh giá trong đoạn trích số 2 là: dùng cái động để gợi cái tĩnh - Tác giả đã chỉ ra tác dụng của yếu tố hình thức ấy trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa là: + Giúp cảm xúc của Nguyễn Khuyến được tiết chế, giấu kín + Lối thế hiện ấy giữ cho tình nồng mà lời vẫn đạm - Từ đầu đến “bao nhiêu xa vắng của thiên không” chủ yếu sử dụng thao tác phân tích và đoạn còn lại tập trung nêu cảm nhận, đánh giá của người viết - Sự khác nhau giữa phân tích và đánh giá trong hai đoạn trích trên là: + Ở đoạn 1 thì người viết tập trung nêu cảm nhận, đánh giá trước rồi mới đi vào phân tích + Còn ở đoạn 2 thì người viết phân tích xong mới nêu cảm nhận, đánh giá của mình. 2. THỰC HÀNH Câu hỏi: Viết bài văn phân tích, đánh giá nét đặc sắc về nội dung hoặc hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn học mà em đã học hoặc đã đọc. Phương pháp: - Đọc kĩ yêu cầu của một bài viết phân tích nội dung và nghệ thuật tác phẩm trữ tình. - Tìm ý và lập dàn ý chi tiết. - Tham khảo ngữ liệu. - Viết bài. - Sửa lỗi (nếu có). Lời giải: Nguyễn Khuyến được coi là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam với chất giọng thơ thuần hậu, hình ảnh thơ giản dị, mộc mạc, gần gũi. Những sáng tác của ông đã để lại giá trị quý báu cho kho tàng văn học Việt Nam. Trong đó, “Thu điếu” là một bài thơ đặc biệt, nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. “Thu điếu” Bài thơ được viết trong thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn. Vì vậy bài thơ không chỉ đơn giản tái hiện cảnh sắc thiên nhiên mùa thu mà còn chất chứa những tâm sự, suy tư của tác giả. Mở đầu bài thơ “Thu điếu” là bức tranh phong cảnh mùa thu lãng mạn, thơ mộng nhưng cũng rất mộc mạc, giản dị từ cái nhìn cận cảnh: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” “Ao” là một không gian nhỏ hẹp, là hình ảnh quen thuộc, gần gũi của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Mùa thu đến gợi ra cảm giác se se lạnh, cái lạnh ấy như thấm sâu vào từng cá thể của không gian. Lạnh không chỉ lan toả trong không khí mà còn toả ra từ làn nước màu thu. Không gian trong xanh, tĩnh lặng mang đậm chất thu. Ao nước trong tưởng như có thể nhìn thấy đáy. Đây cũng là cái dịu dàng, trong trắng, thanh sơ của mùa thu. Nổi bật trong nền cảnh thu ấy là hình ảnh chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Chiếc thuyền câu mang theo dáng vẻ con người, ung dung, thư thái nhẹ nhàng tận hưởng cảm giác thư giãn khi câu cá. Số từ “một” kết hợp với tính từ “tẻo teo” gợi ra dáng vẻ cô đơn, lẻ bóng của con thuyền hay chính là con người. Dường như nhà thơ đang thu mình vào một thế giới riêng biệt, tách khỏi hiện thực xô bồ để tận hưởng một cuộc sống bình yên. “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” Trên mặt nước hiền hoà, yên ả, những làn sóng gợi nhẹ lăn tăn, phản chiếc sắc xanh của nền trời thu. Không gian mùa thu trở nên thật khoáng đạt, thuần khiết. Giữa không gian phẳng lặng, yên ả, mọi sự chuyển động đều vô cùng nhẹ nhàng, tinh tế thì hình ảnh “lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” đã trở thành điểm nhấn. Màu xanh biếc của sóng, của trời hài hoà trong màu vàng của lá tạo nên một không gian đậm chất thu. Nghệ thuật đối được sử dụng điêu luyện, “lá vàng” với “sóng biếc”, tốc độ “vèo” của lá bay tương ứng với mức độ “tí” của “sóng gợn”. Hẳn phải có một tài quan sát vô cùng tinh tế, nhạy cảm, thi sĩ mới có thể nhận ra những chuyển động dù là nhỏ nhất của không gian. Từ không gian cận cảnh, nhà thơ phóng tầm mắt qua cái nhìn viễn cảnh, mở ra một không gian cao và rộng, trong và sâu. “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” Mặt nước trong và bầu trời cũng vô cùng trong xanh. Những đám mây trắng nhè nhẹ lững lờ trôi như điểm nhấn của nền trời xanh ngắt. “Ngõ, ao, vườn cây” là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Bắc Bộ mộc mạc, giản dị. “Ngõ trúc quanh co” gợi ra độ sâu của không gian, những hàng trúc nối đuôi nhau kéo một màu xanh dài bất tận. Có thể nói, bức tranh thu của Nguyễn Khuyến được bao chùm bởi một sắc xanh biếc: xanh của mặt nước, xanh của bầu trời và xanh của cây lá. Cái xanh ấy không rực rỡ, chói chang như mùa hè cũng không ảm đạm, nhạt nhoà như mùa đông mà vô cùng hiền hoà, thanh khiết. Xuân Diệu có viết: “Cái thú vị của bài Thu điếu là ở cacd điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi....”. Nhận xét trên được đưa ra từ góc nhìn của hội hoạ. Gam màu xanh đã được Nguyễn Khuyến dùng rất đắt khi tái hiện hài hoà sắc chủ đạo của cảnh thu miền nhiệt đới nước ta. Như vậy, chỉ với sáu câu thơ đầu, Nguyễn Khuyến đã vẽ nên một bức tranh thu quê thân quen, gần gũi những cũng rất đắc biệt. Trong và tĩnh là đặc điểm nổi bật nhất của cảnh vật được miêu tả trong bài. Mọi sự chuyển động trong không gian đều vô cũng tĩnh lặng, nhẹ nhàng, cảnh sắc trong thơ hài hoà, thanh khiết. Ở đây, trong song hành với tĩnh: càng trong lại càng tĩnh, càng tĩnh lại càng trong. Cái hồn quê dân dã hiện lên một cách sinh động, tự nhiên qua từng dòng thơ, từng con chữ. “Tựa gối buông cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo” Kết thúc bài thơ, hình ảnh con người mới xuất hiện thật nhỏ bé. Con người ở đây phải chăng chính là thi sĩ trong tư thế câu cá nhàn nhã, đợi chờ. Đối với nhà thơ, đi câu như một cái cớ để hoà mình với thiên nhiên, đất trời, tận hưởng khí thu. Và đây cũng là cách thi sĩ tránh xa những lo toan, những xô bồ ồn ã, phức tạp của đời sống xã hội. Câu thơ cuối “Cá đâu đớp động dưới chân bèo” đem lại những cách hiểu độc đáo. Con cá ở đâu đó đớp động hay không có con cá nào đớp động. Nếu hiểu theo cách thứ nhất, thủ pháp lấy động tả tĩnh được Nguyễn Khuyến sử dụng tinh tế nhằm diễn tả sự bình lặng của không gian, đến mức chỉ cần một cái động nhẹ của cá cũng trở thành tâm điểm chú ý. Nếu hiểu theo cách không có con cá nào xuất hiện thì hình ảnh thi nhân dường như không bận tâm đến chuyện câu cá mà đang thực sự hoà mình vào cảnh sắc mùa thu. Tiếng đớp động dưới chân bèo phải chăng là cái động lao xao của lòng người. Con người còn nhiều bộn bè, lo toan, còn nhiều gánh nặng với cuộc đời nhưng đành gác lại tất cả để giữ mình, tránh xa bóng tối xã hội. Tìm hiểu “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến, bạn đọc không chỉ khám phá cảnh sắc mây trời mà hơn hết, đó là cảm nhận lòng người, tình người. Hình ảnh trung tâm của bài thơ không phải con thuyền hay chiếc lá mà là bóng dáng người câu cá lẻ loi, cô độc. Mọi yếu tố cấu thành bài thơ như từ, vần, nhịp, đối xứng, hoà thanh, phối sắc...đều được cấu trúc hoá mộ cách chặt chẽ, làm nên một không khí tinh thần riêng. Với các từ láy “lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng”, ta không chỉ tưởng tượng dáng dấp hay trạng thái của sự vật khách quan mà còn hiểu được nhiều điều về tâm sự người viết. Từ lạnh lẽo không chỉ nói về khí lạnh toát ra từ mặt nước cùng vẻ hiu hắt của cảnh vật mà còn gợi nghĩ đến nỗi u uẩn trong lòng nhà thơ. Từ “tẻo teo” vừa miêu tả kích thức bé nhỏ của con thuyền, vừa góp phần đưa đến cho độc giả ý niệm: mọi sự vật không chỉ riêng chiếc thuyền như đang cố thu mình lại để không làm ảnh hưởng tới không khí suy tư trầm mặc của nhà thơ. Cùng việc vẽ ra hình ảnh đám mây đọng lại lưng chừng giữa tầng khong, từ “lơ lửng” đã diễn tả trạng thái phân thân hay mơ màng của người ngồi câu giữa ao thu. Nhưng vì sao tác giả lại có tâm trạng đó? Nguyễn Khuyến là ví dụ điển hình cho người nho sĩ thành công trên con đường học vấn và hoạn lộ trong môi trường đào tạo của chế độ phong kiến xưa. Nhưng khi ông đạt tới đỉnh cao danh vọng cũng là khi Việt Nam bước vào một giai đoạn lịch sử đầy bi thương. Chế độ phong kiến đã trở thành một gánh nặng lịch sử, không đủ khả năng đưa dân tộc đất nước thoát khỏi họa ngoại xâm và nô dịch. Hệ tư tưởng Nho giáo mà nhà thơ từng tôn thờ giờ đây đã không còn phù hợp. Những người trí thức thời bây giờ trở nên lạc lõng bơ vơ bó tay trước những đòi hỏi của thời cuộc. Nguyễn Khuyến Ý thức được sâu sắc vì tất cả những điều đó. Ông luôn băn khoăn, trăn trở, bức rứt vì mình không làm được gì hơn cho đất nước, không có đủ dũng khí xả thân nơi mũi tên hòn đá như nhiều trí sĩ khác. Nguyễn Khuyến luôn thấy mình cô độc, lạc lõng giữa những biến động của thời cuộc. Điều duy nhất ông có thể làm là tỏ thái độ bất hợp tác với kẻ thù dân tộc, lui về quê ở ẩn nhầm giữ tiết tháo, nhân cách và cũng để quên đi những dằn vặt đau đớn. Từ đây có thể thấy, bức tranh thu có lẽ chỉ là một phương tiện để thi nhân gửi gắm tấm lòng yêu nước sâu đậm. Bằng ngôn ngữ Nôm đậm chất dân tộc, cùng những hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, Nguyễn Khuyến đã vẽ nên bức tranh mùa thu trong, thanh và tĩnh, qua đó, gửi gắm những xao động trong tâm hồn mình đối với quê hương, đất nước. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 8. Văn bản nghị luận
|
Soạn văn 10 Cánh Diều bài Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm văn học. Giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của một tác phẩm văn học là sử dụng ngôn ngữ nói và các phương tiện hỗ trợ khác như máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, … (nếu có)
Soạn văn 10 Cánh Diều bài Tự đánh giá trang 113. “Sự khô mòn của tình yêu thương, sự quen cho những cái không tốt, không đúng, không đẹp, sự lười biếng suy nghĩ, sự tính toán cho mình – những cái đó làm cho con mắt người ta thường ngày mờ đi ít nhiều.".
Soạn văn 10 Cánh Diều bài Nội dung ôn tập. Hãy kẻ bảng hoặc vẽ sơ đồ về các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản đã học trong sách Ngữ văn 10, tập hai. Tham khảo và hoàn thành bảng sau:
Soạn Văn 10 Cánh Diều bài Tự đánh giá cuối học kì 2. Đọc bài thơ sau, ghi vào vở chữ cái đầu phương án trả lời đúng của mỗi câu hỏi (từ 1 đến 5) và làm bài tập câu 6