Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống ngắn nhất Văn 7 tập 2 Kết nối tri thứcSoạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống SGK Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Trong đời sống, trước một vấn đề, thường có những ý kiến khác nhau, trong đó có thể có ý kiến khiến ta không thể đồng tình. Trong đời sống, trước một vấn đề, thường có những ý kiến khác nhau, trong đó có thể có ý kiến khiến ta không thể đồng tình. Biết tán thành với ý kiến đúng thì cũng cần biết phản đối ý kiến sai. Nhiều trường hợp, sự phản đối được thể hiện bằng bài văn nghị luận. Để việc phản đối có sức thuyết phục, người viết văn nghị luận cần đưa ra ý kiến rõ ràng, lí lẽ sắc bén, bằng chứng tiêu biểu, xác thực, dựa trên những tiêu chuẩn chân lí được thừa nhận rộng rãi. * Yêu cầu đối với bài văn nghị luận thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, cách hiểu khác về một vấn đề trong đời sống: - Nêu được vấn đề, làm rõ thực chất của vấn đề. - Trình bày rõ ràng ý kiến phản đối của người viết về một quan niệm, cách hiểu khác. - Đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để chứng tỏ ý kiến phản đối là hoàn toàn có cơ sở. * Phân tích bài viết tham khảo: Văn bản: Việc lớn, việc nhỏ - Bài viết đề cập đến quan điểm mà một HS nêu ra: chỉ làm việc lớn, không thích làm việc nhỏ, vì việc nhỏ là việc vô nghĩa. Từ đó nảy sinh ý kiến cần bàn luận. Quan điểm này được nêu ở phần Mở bài. - Người viết bày tỏ ý kiến phản đối quan điểm nêu trên của một HS (Theo tôi, câu nói đó đã bộc lộ một quan điểm thật khó chấp nhận). - Những lí lẽ và bằng chứng nào được nêu ra để chứng tỏ sự phản đối là có căn cứ: + Ai cũng phải làm những việc lớn của đời mình, cho nên không vì phải giải quyết việc lớn mà trốn tránh những việc nhỏ thuộc trách nhiệm của bản thân; nếu mình không làm thì đùn đẩy việc nhỏ cho ai?; việc nhỏ không đồng nghĩa với việc vô nghĩa, có những việc tuy nhỏ mà ý nghĩa rất lớn lao,... + Bằng chứng cụ thể: Ông Ni-no-mi-gia, một doanh nhân người Nhật, đã đến Hồ Gươm nhặt rác vào mỗi sáng Chủ nhật. Việc làm đầy ý nghĩa của ông đã có sức lan toả rất lớn, tác động đến nhận thức của nhiều người. * Thực hành viết theo các bước 1. Trước khi viết a. Lựa chọn đề tài - Một số đề tài tham khảo: + Vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương. + Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích. + Tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ việc làm hình thức, không có tác dụng vì chẳng tiết kiệm điện được bao nhiêu. + Sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, trở thành sở hữu của mình, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó. b. Tìm ý Ví dụ: Chọn vấn đề Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình yêu thích. - Đánh giá chung vấn đề: bỏ qua một số môn, chỉ học những môn mình yêu thích là hiện tượng không tốt với người học. - Biểu hiện. - Tác hại. - Nguyên nhân. - Giải pháp. c. Lập dàn ý - Sắp xếp các ý theo một trật tự hợp lí: a. Mở bài: – Giới thiệu về vấn đề học lệch của học sinh hiện nay bỏ qua một số môn, chỉ học những môn mình yêu thích. – Đánh giá chung: là hiện tượng không tốt với người học. b. Thân bài: * Giải thích: – Đây là lối học không cân đối, không đều các môn, chú trọng quá một môn mà xao lãng môn khác * Biểu hiện: – Thích học các môn tự nhiên vì không phải ghi chép nhiều – Có bạn thích học môn xã hội vì không cần tính toán nhiều – Có người chỉ chú trọng học ngoại ngữ mà không quan tâm đến các môn khác * Tác hại: – Hổng kiến thức cơ bản – Kết quả học tập thấp, gây chán nản, ảnh hưởng đến giáo dục toàn diện – Kìm hãm vốn hiểu biết sâu rộng * Nguyên nhân – Chủ quan + Do sở thích của người học + Do năng khiếu của mỗi người + Do ngại học, ngại nghiên cứu – Khách quan + Do mục đích học tập là để thi đỗ Đại học + Do cha mẹ định hướng * Giải pháp – Tuyên truyền để ai cũng nắm bắt được hết hậu quả của việc học lệch – Kiên quyết không học lệch – Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế để thêm phần thú vị c. Kết bài: – Khẳng định lại vấn đề – Liên hệ bản thân. 2. Viết bài - Triển khai viết bài theo dàn ý đã có sẵn. Bài mẫu tham khảo: Mẫu 1: Học sinh là những cánh chim non, những chủ nhân tương lai của đất nước và trong tương lai sẽ đưa đất nước phát triển đi lên sánh vai với các cường quốc năm châu. Chính vì vậy mà ngay từ bây giờ việc học tập của học sinh đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chưa xác định đúng đắn được mục đích và động cơ học tập nên vẫn còn tình trạng học lệch diễn ra. Học lệch là việc học không cân đối, không đều các môn, chú trọng môn này mà xao lãng môn khác, chỉ chú tâm đến môn mình sẽ thi đại học hay là đi theo sở thích cá nhân chứ không phải học để có kiến thức toàn diện. Biểu hiện của việc học lệch rất rõ ràng nhận ra trong suốt quá trình học tập và qua những lần kiểm tra, thi cử. Có những bạn chỉ thích học các môn tự nhiên vì chúng không đòi hỏi phải học thuộc quá nhiều và cũng không cần ghi chép đến mức mỏi tay mà chỉ cần có một bộ não tư duy sắc bén. Hay có những bạn lại thích học các môn xã hội vì nó không khô khan như công thức toán lí hóa và chỉ cần chăm chỉ là có thể học tốt. Bên cạnh đó còn có xu hướng chuyên tâm học Ngoại ngữ mà quên đi các môn học còn lại. Vì sao vậy? Vì trong bối cảnh đất nước đang trên đà giao lưu, hội nhập có khả năng ngoại ngữ tốt là một hành trang vô cùng hữu ích cho những ai muốn nâng cao vị trí, tầm quan trọng của mình trong xã hội. Có rất nhiều hậu quả của việc học lệch. Nhiều bạn mải học các môn tự nhiên mà không để ý đến các môn xã hội. Sau này các bạn trở thành những nhà khoa học giỏi nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống, có những bạn tốt nghiệp bằng giỏi trường quản trị kinh doanh, nhưng do giao tiếp kém nên không xin được một công việc tốt. Hiện tượng học lệch cũng dẫn đến tư duy lệch. Các bạn học giỏi và thiên về các môn tự nhiên sẽ có ý xem thường các môn xã hội, cho đó chỉ là các môn phù phiếm, dẫn đến “thiếu cân bằng” về tư duy. Học đều các môn là cách hiệu quả nhất để trở thành một con người toàn diện. Các bạn có thể chú trọng hơn về các môn tự nhiên, nhưng cần dành thời gian xứng đáng cho các môn xã hội. Những giá trị văn hoá, tinh thần, những vẻ đẹp của quê hương đất nước sẽ được khám phá qua việc học tập các môn xã hội. Một tâm hồn phong phú sẽ giúp bạn học tốt hơn, nạp kiến thức tốt hơn, và những kiến thức xã hội đến lượt mình sẽ giúp các bạn học tốt hơn các môn tự nhiên. Trong trường học, các môn xã hội cần được giảng dạy một cách trực quan, sinh động để tạo hứng thú cho học sinh. Các bạn học sinh nên coi những giờ học tập môn xã hội chính là những giờ thư giãn, giúp bạn lấy lại tinh thần để học những môn tự nhiên. Có như vậy các bạn sẽ không thấy nhàm chán. 3. Chỉnh sửa bài viết Rà soát, chỉnh sửa bài viết theo những gợi ý trong bảng Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành
|
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống SGK Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Trước ý kiến về một vấn đề đời sống được bàn luận (liên quan đến chủ đề Trải nghiệm để trưởng thành), người nghe có thể tán thành hay phản bác.
Soạn bài Củng cố và mở rộng bài 8 SGK Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Câu 4. Chọn trong văn bản Bản đồ dẫn đường một câu làm đề tài cho bài nói. Lập dàn ý bài nói và tập luyện cách trình bày.
Soạn bài Thủy Tiên tháng Một SGK Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày hiểu biết và suy nghĩ của em về tác động của biến đổi khí hậu ở vùng miền em đang sống.
Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 83 SGK Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Việc cung cấp thông tin về tài liệu tham khảo được Thô-mát L. Phrít-man thực hiện như thế nào trong Thủy tiên tháng Một?