Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành) ngắn nhất Văn 7 tập 2 Kết nối tri thứcSoạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành) SGK Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Đề tài được chọn phải thỏa mãn các điều kiện: phải là vấn để mình thực sự quan tâm và hiểu biết, có những ý kiến khác nhau khi nhìn nhận, đánh giá. * Yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống: - Nêu được vấn đề và ý kiến cần bàn luận. - Trình bày được sự tán thành đối với ý kiến cần bàn luận. - Đưa ra được những lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng để chứng tỏ sự tán thành là có căn cứ. * Phân tích bài viết tham khảo: Văn bản Trường học đầu tiên: - Bài viết nêu vấn đề: vai trò của gia đình đối với sự trưởng thành của mỗi con người. - Ý kiến của người khác thu hút sự chú ý: Gia đình là trường học đầu tiên của mỗi người. - Người viết tán thành với ý kiến đó. (Riêng tôi, sau khi suy nghĩ kĩ, tôi thấy Hồng Minh hoàn toàn có lí). - Lí lẽ: Ông bà, cha mẹ không chỉ nuôi dưỡng, mà còn dạy bảo những điều hay lẽ phải cho ta từ thuở ấu thơ, tình cảm thiêng liêng cao đẹp, sự đối xử của các thành viên trong gia đình với nhau là những bài học thấm vào ta một cách tự nhiên. - Bằng chứng: + Người viết nhớ lại một kỉ niệm: giơ 4 ngón tay lên để trả lời cho câu hỏi của người lớn, khiến mẹ phải nhắc nhở. Điều này thành bài học đáng nhớ về thái độ trong giao tiếp. * Thực hành viết theo các bước 1. Trước khi viết a. Lựa chọn đề tài - Đề tài được chọn phải thoả mãn các điều kiện: phải là vấn để mình thực sự quan tâm và hiểu biết, có những ý kiến khác nhau khi nhìn nhận, đánh giá; có thể xác định thái độ dứt khoát đối với vấn đề đó. Ví dụ: - Thành công và thất bài. - Ham mê trò chơi điện tử. - Đồ dùng bằng nhựa. b. Tìm ý - Vấn đề bàn luận: Ham mê trò chơi điện tử, nên hay không nên? - Giải thích thế nào là trò chơi điện tử. - Trình bày thực trạng ham mê trò chơi điện tử. - Nguyên nhân hiện tượng ham mê trò chơi điện tử. - Hậu quả ham mê trò chơi điện tử. - Lựa chọn nên hay không nên ham mê trò chơi điện tử. - Những lí lẽ và bằng chứng: trong cuộc sống, … c. Lập dàn ý - Dàn ý là kết quả của việc sắp xếp hợp lí các ý đã tìm được ở trên, phân bố chúng vào từng phần khi viết bài. * Dàn ý mẫu tham khảo: Ham mê trò chơi điện tử, nên hay không nên? 1. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Ham mê trò chơi điện tử, nên hay không nên? 2. Thân bài: a. Giải thích + Trò chơi điện tử là gì + Hiện tượng học sinh quá đam mê trò chơi điện tử b. Thực trạng + Học sinh ham mê trò chơi điện tử bỏ bê học tập, nói dối phụ huynh + Ham mê trò chơi điện tử trên diện rộng, học sinh bắt chước nhau + Các quán net mọc lên như nấm từ cổng trường cho đến các khu dân phố, mở cửa 24/7 luôn sẵn sàng phục vụ c. Nguyên nhân + Do mải chơi + Do quá căng thẳng việc học tập + Do bị dụ dỗ d. Hậu quả + Học hành chểnh mảng + Nói dối để được đi chơi điện tử + Hành vi ăn cắp, ăn trộm tiền để đi chơi điện tử + Đàn đúm, đua đòi, tốn thời gian tiền bạc, dễ bị lừa bởi tội phạm công nghệ cao e. Mở rộng vấn đề: Chơi giỏi game cũng là nghề kiếm tiền 3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận 2. Viết bài - Triển khai các ý đã có trong dàn ý. 3. Chỉnh sửa bài viết Rà soát, chỉnh sửa các phần, các đoạn của bài viết theo những gợi ý trong bảng sau:
Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 6. Bài học cuộc sống
|
Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn SGK Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Em hãy kể lại một truyện ngụ ngôn, nêu ý nghĩa của câu chuyện và chia sẻ cảm xúc của mình.
Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 6 SGK Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Câu 4 Hãy kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ.
Soạn bài Cuộc chạm trán trên đại dương SGK Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Đọc phần (1) của đoạn trích và nêu những chi tiết miêu tả hình dáng lạ lùng của con cá thiết kình.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 34 SGK Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất. Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) kể lại một tình huống trong Cuộc chạm trán trên đại dương. Thuyết minh ngắn gọn về mạch lạc và liên kết của đoạn văn.