Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật ngắn nhất Văn 7 tập 2 Cánh diềuSoạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật SGK Văn 7 tập 2 Cánh diều ngắn gọn nhất. Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”. 1. Định hướng Những lưu ý khi viết bài văn phân tích về đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn là: - Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là sự vật hoặc các con vật được nhân hóa, có đặc điểm như con người. - Nêu nhận xét về đặc điểm nhân vật và phân tích, làm sáng tỏ đặc điểm ấy thông qua những chi tiết tiêu biểu chứ không phải chỉ kể lại câu chuyện về nhân vật. - Lập dàn ý cho bài viết. - Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật theo dàn ý. 2. Thực hành Bài tập: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”. Bài văn tham khảo Truyện ngụ ngôn luôn là một thể loại yêu thích của em bởi tính hài hước và tính nhân văn của mỗi câu chuyện. Đặc biệt là truyện “Đẽo cày giữa đường” – một truyện răn dạy chúng ta về sống có chủ đích của chính mình. Trong truyện em rất ấn tượng với hình ảnh người thợ mộc – một người nông dân chất phác nhưng không có chính kiến của bản thân. Trước hết, anh là một người có chí tiển thủ, là một người lao động thật thà, chất phác. Nó được thể hiện qua phần đầu của truyện: truyện kể rằng anh là một người thợ mộc, lấy hết vốn trong nhà để mua gỗ làm nghề đẽo cày. Cửa hàng của anh ở ngay bên vệ đường nên mọi người thường ghé vào xem anh đẽo cày. Từ bối cảnh đó, ta có thể suy ra anh là một người lao động giản dị, chất phác, hiền lành và có mong muốn làm giàu, đổi đời. Dù vậy, anh lại là người không có chính kiến riêng của bản thân. Nó biểu hiện ở việc khi mọi người vào xem và góp ý, anh đều làm theo lời họ, chẳng biết ai đúng, ai sai. Kết quả là anh đẽo ra cái thì to, cái thì nhỏ và chả có ai mua cả. Như vậy, chúng ta có thể thấy, nếu anh thợ mộc là một người có chính kiến của bản thân, lựa chọn đẽo cày vừa, thì có lẽ đã không có kết cục thảm như vậy. Nhưng bởi vì không có chính kiến, tin vào người khác mà không xem xét, chọn lọc nên mới rơi vào kết cục như vậy. Tóm lại, truyện “Đẽo cày giữa đường” qua hình ảnh anh thợ mộc, tác giả dân gian muốn phê phán những người không có chính kiến, ngu ngốc, bị động và dễ bị tác động bởi mọi người xung quanh. Từ đó nhắc nhở chúng ta làm gì cũng cần phải có ý kiến của riêng mình và phải kiên định với nó. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 6. Truyện ngụ ngôn và tục ngữ
|
Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng SGK Văn 7 tập 2 Cánh diều ngắn gọn nhất. Trong cuộc sống, có nhiều hiện tượng tương tự truyện Ếch ngồi đáy giếng. Em hãy nêu lên một hiện tượng như thế.
Soạn bài Đẽo cày giữa đường SGK Văn 7 tập 2 Cánh diều ngắn gọn nhất. Người thợ mộc hành động như thế nào sau mỗi lần được góp ý?
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội SGK Văn 7 tập 2 Cánh diều ngắn gọn nhất. Các câu tục ngữ về con người, xã hội muốn nhắn gửi mọi người điều gì?
Soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 9 SGK Văn 7 tập 2 Cánh diều ngắn gọn nhất. Xác định biện pháp tu từ nói quá trong những câu dưới đây. Cách nói quá trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì?