Soạn bài Viết Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng - Văn 10 Cánh DiềuSoạn bài Viết Bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng trang 105, 106, 107, 108 SGK Văn 10 Cánh Diều tập 1. Câu 1. Hãy viết một văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương nơi em sinh sống Câu 1 (trang 105 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy viết một văn bản hướng dẫn du khách khi tham gia một lễ hội hoặc tham quan một di tích lịch sử, văn hóa ở địa phương nơi em sinh sống Trả lời: NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THAM GIA LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG Lễ hội chùa Hương là một trong các lễ hội ở Việt Nam, được tổ chức tại khu thắng cảnh chùa Hương (hay Hương Sơn) nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Khu thắng cảnh chùa Hương là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong. Đây là một lễ hội lớn được tổ chức hằng năm, thu hút số lượng đông đảo các Phật tử trên cả nước tham gia hành hương. Vào tháng 3 năm Canh Dần (1770) Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm tuần du Trấn Sơn Nam với quần thần. Nhà Chúa đã vào động Hương Tích thắp hương vãn cảnh và đề lên vách đá cửa động năm chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Động Hương Tích đã là nơi linh địa, lại được Nhà Chúa ca ngợi “Nam Thiên Đệ Nhất Động” thì lại càng đắc địa với lòng người. Vì lẽ động Hương Tích thờ Phật Bà Quán Thế Âm, là chỗ dựa tinh thần của lòng dân để cầu bình an và mọi điều tốt lành. Chùa Hương là một trong những điểm du lịch tâm linh hấp dẫn ở miền Bắc đặc biệt là dịp đầu xuân năm mới. Lễ hội chùa Hương diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch thu hút rất nhiều phật tử và khách du lịch trong nước lẫn quốc tế. Thời gian khai hội chùa Hương thường vào ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch những đỉnh cao của lễ hội là từ rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 âm lịch. Sau đây là một số lưu ý khi tham gia lễ hội: Thứ nhất, về trang phục, ngôn ngữ, hành vi: Trang phục phải gọn gàng, không quá phô trương, lòe loẹt; ngôn ngữ lịch thiệp, không phát ngôn những lời “không đẹp” trong lễ hội; hành vi chuẩn mực, chung tay bảo vệ môi trường chung. Thứ hai, về đồ lễ: Người dâng lễ có thể đặt lễ chay hoặc lễ mặn tùy tâm. Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, quả chín, phẩm oản, xôi chè. Lễ mặn gồm: gà, giò, trầu cau, rượu… Thứ ba, về các vật dụng được mang theo và sử dụng đồ cá nhân: mang theo những vật dụng thật sự cần thiết, tránh những vật dụng có hại dễ gây sát thương; đồ cá nhân phải tự giác bảo toàn. Thứ tư, về ý thức thái độ của khách trong việc bảo vệ các giá trị vật chất của đền: Cần có ý thức và trách nhiệm cao với các sản vật – giá trị vật chất của đền. Không phá bỏ, không làm hư hại, … Thứ năm, về giải quyết sự cố: Du khách khi gặp một số sự cố không may tại đền có thể liên hệ với Ban tổ chức, Ban tổ chức sẽ phối kết hợp cùng trung tâm phát thanh của đền để giải quyết các sự cố không may. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 4. Văn bản thông tin
|
Soạn bài Viết bài luận về bản thân trang 108, 109, 110, 111, 112 SGK Văn 10 Cánh Diều tập 1. Câu 2. Hãy viết bài luận về bản thân để thuyết phục một trường đại học ở nước ngoài cấp học bổng cho em.
Soạn bài Nói và nghe Thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hóa trang 113, 114, 115 SGK Văn 10 Cánh Diều tập 1. Câu 1. Hãy thuyết trình về một địa chỉ văn hóa nơi em đang sống.
Soạn bài Tự đánh giá trang 115, 116, 117, 118 SGK Văn 10 Cánh Diều tập 1. Câu 9. Tìm những câu văn cho thấy nhận xét và quan điểm của người tạo lập văn bản này.
Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 118 SGK Văn 10 Cánh Diều tập 1. Câu 1. Tìm đọc mở rộng các văn bản thông tin về văn hoá, lễ hội trên báo, tạp chỉ hoặc Internet.