Soạn bài Viết - Ôn tập cuối học kì 1 Văn 9 Chân trời sáng tạo tập 1
Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Nêu những điểm giống và khác nhau về kiểu bài sau: Bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật đã học ở Bài 2 và bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện thơ: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật đã học ở Bài 5.
III. VIẾT
Câu 1 (trang 152 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Tóm tắt thông tin về các kiểu bài viết đã học ở học kì 1 bằng cách hoàn thành vào bảng sau:
Kiểu bài
Yêu cầu
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
Bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: phân tích chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó
Bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
Một truyện kể sáng tạo có thể mô phỏng một truyện đã đọc; sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện.
Phương pháp:
Gợi nhớ kiến thức về phần Viết để điền thông tin vào bảng
Lời giải:
Kiểu bài
Yêu cầu
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ là đoạn văn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người đọc về một bài thơ tám chữ.
Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ:
• Trình bày cảm nghĩ của người viết về một bài thơ tám chữ.
• Cấu trúc gồm ba phần:
- Mở đoạn: giới thiệu nhan đề bài thơ, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề).
- Thân đoạn: trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về một hoặc vài nét đặc sắc trong nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ về những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.
- Kết đoạn: khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.
Bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: phân tích chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó
Yêu cầu đối với kiểu văn bản:
• Về nội dung: phân tích được nội dung chủ đề; nêu và phân tích được tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật đối với việc thể hiện nội dung.
• Về hình thức: lập luận chặt chẽ, có bằng chứng tin cậy từ tác phẩm, diễn đạt mạch lạc, sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận của văn bản.
• Bố cục bài viết cần đảm bảo:
- Mở bài: giới thiệu về tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tac giả), nêu ý kiến khái quát về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
- Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm và tác dụng của nó đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm.
- Kết bài: khẳng định lại ý kiến về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm của bản thân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm.
Bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
- Mở đầu: nêu tên và giới thiệu khái về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.
- Nội dung chính: trình bày có hệ thống các thông tin liên quan đến các phương diện khác nhau của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử (vị trí toạ lạc; lịch sử hình thành; đặc điểm kiến trúc, cảnh quan,...; giá trị lịch sử, văn hoa; cách thức tham quan;...).
- Kết thúc: đánh giá khái quát về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử; bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, đưa ra lời mời tham quan (nếu cần).
- Chuẩn bị các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, đoạn phim,...) để tăng sự hấp dẫn cho bài nói.
Một truyện kể sáng tạo có thể mô phỏng một truyện đã đọc; sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện.
Yêu cầu đối với kiểu văn bản:
• Có nhân vật, cốt truyện, bối cảnh phù hợp; nội dung có tính giáo dục.
• Thể hiện được sự sáng tạo của người viết về nội dung truyện đã đọc (khơi sâu, nắn lại chủ để, bổ sung nhân vật, sự việc; thay đổi bối cảnh, quan hệ:...) hoặc về hình thức (thay đổi ngôi kể, nhân vật, cách tạo dựng đối thoại, độc thoại, biện pháp tu từ, kết hợp miêu tả, biểu cảm;...).
'• Kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
• Bố cục truyện kể gồm các phần:
- Mở đầu truyện: giới thiệu nhân vật/ bối cảnh/ nội dung chính của truyện kể.
- Diễn biến truyện: thuật lại diễn biến các sự việc trong câu chuyện theo một trình tự hợp lí, thể hiện được khả năng tưởng tượng và cách kể chuyện sáng tạo; có kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong khi kể chuyện.
- Kết thúc truyện: phù hợp, gây ấn tượng hoặc gợi suy nghĩ đối với người đọc (tuỳ trường hợp có thể giải thích hoặc khái quát ý nghĩa bài học từ truyện kể).
Câu 2 (trang 152 sgk Ngữ văn 9 CTST Tập 1): Nêu những điểm giống và khác nhau về kiểu bài sau: Bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật đã học ở Bài 2 và bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện thơ: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật đã học ở Bài 5.
Phương pháp:
Gợi nhớ kiến thức về phần Viết để nhận xét về điểm giống và khác nhau
Lời giải:
Bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
Bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện thơ: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
Giống nhau
- Đều thuộc kiểu bài nghị luận văn học, trong đó, người viết dùng lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả của nó đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm.
- Về nội dung: phân tích được chủ đề, tác dụng của hững nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật đối với việc thể hiện nội dung.
- Về hình thức: lập luận chặt chữ, bằng chứng đáng tin cậy từ tác phảm, diễn đạt mạch lạc, sử dụng phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận của văn bản.