Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ - Văn 10 CTSTSoạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ trang 73, 74, 75, 76, 77 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1. Ngữ liệu trên có phải một bài viết hoàn chỉnh không? Căn cứ vào đâu để nhận định như vậy? Câu 1. Ngữ liệu trên có phải một bài viết hoàn chỉnh không? Căn cứ vào đâu để nhận định như vậy? Phương pháp: - Đọc kĩ toàn bộ ngữ liệu tham khảo. - Hiểu đúng thế nào là một bài viết hoàn chỉnh. Trả lời: Ngữ liệu trên không phải là một bài văn hoàn chỉnh vì nó chưa có phần mở bài và kết bài Câu 2. Nội dung phân tích, đánh giá được trình bày theo cách tách riêng chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật hay kết hợp hai nội dung? Cách trình bày như vậy có ưu điểm gì? Phương pháp: - Đọc kĩ toàn bộ văn bản. - Chú ý những chi tiết nói về phần nội dung, những chi tiết nói về nghệ thuật. Trả lời: Nội dung phân tích đánh giá được trình bày theo cách kết hợp hai nội dung chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật. Mỗi đoạn văn là một trích dẫn câu đề và kèm sau đó là lời phân tích nghệ thuật của câu đề đó. Điều này giúp bố cục bài rõ ràng và các ý sẽ được thể hiện rõ và logic hơn, dễ dàng cho người đọc và hiểu đươc Câu 3. Xác định các ý chính được trình bày trong ngữ liệu. Phương pháp: Đọc kĩ toàn bộ văn bản. Trả lời: + Không gian trong và lạnh của ao thu + Sự tĩnh lặng của không gian + Sự cao rộng của không gian Câu 4. Để làm sáng tỏ sức gợi tả của hình ảnh trong bài thơ Thu điếu, tác giả đã dùng những dẫn chứng, lí lẽ nào? Phương pháp: Đọc kĩ ngữ liệu tham khảo. Trả lời: + Không gian trong và lạnh từ hình ảnh ''ao thu'', ''mặt nước'', ''thuyền câu'' + Sự tĩnh lặng của không gian từ hình ảnh ''sóng biếc'', ''lá vàng'' + Sự cao rộng của không gian từ hình ảnh ''tầng mây'', ''ngõ trúc'', các tính từ ''lơ lửng'', ''trong vắt'',.. Câu 5. Việc đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật có xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm không? Phương pháp: Nêu suy nghĩ của bản thân. Trả lời: Điều này xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm. Ví dụ như thơ trữ tình sẽ thiên về hình ảnh cảm xúc lãng mạng, dùng nhiều từ miêu tả đậm chất thơ cơ trữ tình. Hay như văn hiện thực sẽ là cách kể, miêu tả hiện thực, những từ ngữ thực tế và mạnh cảm xúc thực tại. Câu 6. Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ (thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt). Phương pháp: - Đọc kĩ yêu cầu của một bài viết phân tích, đánh giá thơ. - Lập dàn ý chi tiết. - Tham khảo ngữ liệu. Trả lời: Cảnh khuya” nằm trong số những bài thơ trữ tình đặc sắc, bài thơ viết vào thời điểm cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra vô cùng ác liệt, Bác Hồ đã viết bài thơ “Cảnh khuya” trong hoàn cảnh đó. “Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. (1947 - Hồ Chí Minh) Bài thơ miêu tả cảnh khuya núi rừng một đêm trăng, nói lên những suy tư lo lắng của Bác Hồ đối với vận mệnh của dân tộc. Hai câu đầu làm hiện lên trước mắt người đọc một bức tranh sơn thủy về cảnh suối rừng, trăng ngàn Việt Bắc. Nhà thơ thao thức lắng nghe tiếng suối chảy rì rầm, êm nhẹ và trong trẻo từ rừng sâu vọng đến: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Suối là vẻ đẹp chốn lâm quyền, vẻ đẹp rừng già Việt Bắc. Bác lấy tiếng suối so sánh với tiếng hát, là khúc nhạc rừng ví với tiếng hát xa, êm ái, ngọt ngào của con người, làm cho cảnh khuya chiến khu trở nên gần gũi, mang hơi ấm cuộc đời. Câu thơ làm ta liên tưởng đến tiếng suối trong bài “Côn Sơn ca” của Ức Trai hơn 600 năm về trước: “Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai...” Hai hồn thơ trở nên gần gũi, thân thiết. Nguyễn Trãi đã về Côn Sơn “quê cũ” để xa lánh bụi trần, danh lợi, lấy suối đá thông trúc làm bầu bạn. Bác Hồ cũng đến chốn lâm tuyền Việt Bắc, xây dựng chiến khu đánh Pháp. Suối trở thành bài ca câu hát nâng đỡ tâm hồn Bác trong những năm dài kháng chiến gian khổ. Tả suối, nghệ thuật của Bác thật điêu luyện: Lấy cái động (tiếng suối chảy) để miêu tả cái tĩnh (Cảnh khuya) làm nổi bật sự thanh vắng, tĩnh lặng của chiến khu một đêm trăng. Càng về khuya, núi rừng như chìm trong vắng lặng mênh mông. Bác “chưa ngủ” nên mới nghe rõ âm thanh rì rầm suối chảy. Câu thứ hai tả trăng ngàn: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Hai vế tiểu đối gợi lên cảnh đẹp hài hòa của cảnh vật thiên nhiên. Trăng được nhân hóa, rất thơ mộng “lồng” vào cổ thụ, bóng cổ thụ lại “lồng” vào hoa. Cảnh thiên nhiên trở nên hữu tình, huyền ảo. Chữ “lồng” được láy hai lần, chất thơ trữ tình mang hồn người, quyến rũ. Ánh trăng trải khắp núi rừng, dát vàng xuống rừng cây, “lồng” và trùm lên cổ thụ. Cảnh rừng có tầng cao, tầng thấp, có mảnh sáng, mảnh mờ. Nét vẽ tinh tế, gam màu nhẹ và tươi mát, sự phối sắc tài tình, mĩ cảm, hấp dẫn. Nếu như ở hai câu thơ đầu Bác chỉ miêu tả về thiên nhiên thì đến hai câu thư cuối ta thấy được hình ảnh một vị lãnh tụ đang trằn trọc không ngủ. Hai câu thơ cho chúng ta hiểu rõ thêm được tâm hồn yêu thiên nhiên của Bác nhưng cũng chính thiên nhiên lại khiến cho tâm hồn ấy trằn trọc chẳng thể nào ngủ nổi vì thiên nhiên mà nỗi lo cho đất nước càng dâng cao khiến cho vị lãnh tụ không thể nào chợp mắt. Giữa vầng trăng sáng vằng vặc giữa cảnh khuya trong trẻo có một người đang thao thức không yên .Người hòa mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Chưa ngủ, thao thức, bồi hồi vì “lo nỗi nước nhà”. Nhà nước đang bị giặc Pháp xâm lăng, con thuyền kháng chiến đang băng qua ghềnh thác thì vị “thuyền trưởng” chưa thể ngủ ngon giấc được! Nguyễn Trãi đã từng thao thức vì đại nghĩa: “Còn một tấc lòng âu việc nước Đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung” (Quốc âm thi tập) Bác Hồ cũng thao thức: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Cùng mang trong tâm hồn một tình yêu lớn đối với đất nước và nhân dân, thơ của bác chứa chan tình yêu nước. Có thể nói, câu thơ bình dị, sáng tỏ như một chân lý, để lại ấn tượng sâu sắc. “Cảnh khuya” bài thơ tứ tuyệt làm đẹp nền thơ ca kháng chiến. Câu thơ giàu hình tượng và truyền cảm. Cảnh và tình hòa hợp, vừa cổ kính, vừa hiện đại. Tình yêu nước thiết tha, tình yêu thiên nhiên trong sáng là cốt cách vẻ đẹp của bài thơ. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 3. Giao cảm với thiên nhiên (Thơ)
|
Soạn bài Nói và nghe Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một bài thơ trang 78, 79 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1.
Soạn bài Ôn tập trang 79 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1. Xác định dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình ở mỗi bài thơ trong bài học này.
Soạn bài Tranh Đông Hồ - Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam trang 82, 83, 84, 85, 86 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1. Đoạn cuối này có hé mở thêm một điều gì đó trong quan điểm và cách đưa tin của người viết?
Soạn bài Văn bản 2, 3 - Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống Thêm một bản dịch “Truyện Kiều” sang tiếng Nhật trang 86, 87, 88 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo tập 1. Nhận xét về cách đưa tin và sự thể hiện quan điểm của người viết trong mỗi văn bản trên