Từ lớp 3 - lớp 12, có đáp án chi tiết
Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài SBT Ngữ văn lớp 11 tập 1Giải câu 1, 2, 3, 4 trang 125 SBT Ngữ văn lớp 11 tập 1. Anh (chị) cảm nhận như thế nào về nhân vật kiến trúc sư Vũ Như Tô và cung nữ Đan Thiềm ? 1. Bài tập trang 193, SGK. Trong lời đề tựa kịch Vũ Nhu Tô, Nguyễn Huy Tưởng viết : “Than ôi ! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải ? Ta chẳng biết. Cầm hút chẳng qua cùng một bệnh với Dan Thiềm. " Bằng những hiểu biết về đoạn trích và về vở kịch, anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về lời đề tựa trên. Trả lời: Đây là phần thứ hai của lời đề tựa vở kịch Vũ Như Tô do chính Nguyễn Huy Tưởng viết ngày 6 tháng 2 năm 1942 dưới dạng thơ văn xuôi, sau khoảng một năm hoàn thành tác phẩm. - Trước hết cần thấy đề tựa là “thành phần nằm ngoài văn bản của một tác phẩm, được viết ở đầu sách hoặc sau tiêu đề của mỗi chương trong cuốn sách nhằm hướng người đọc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả hoặc tư tưởng của tác phẩm” - Qua lời đề tựa này, người đọc có thể nhận thấy, Nguyễn Huy Tưởng đã chân thành, trực tiếp bày tỏ nỗi băn khoăn của mình : Lẽ phải thuộc về Như Tô hay những kẻ giết Như Tô ? Điều đó đồng nghĩa với việc Cửu Trùng Đài bị đốt phá nên tiếc hay nên mừng ? Đây thực chất là một câu hỏi lớn đối với chính Nguyễn Huy Tưởng. Ông thú nhận “Ta chẳng biết", tức là chưa thể đưa ra một giải đáp thoả đáng. Qua toàn bộ vở kịch, nhất là qua hồi V, có thể nhận thấy chân lí không hoàn toàn thuộc về phía nào ; mất Cửu Trùng Đài vừa nên mừng vừa nên tiếc. Mừng vì nhân dân đỡ phải đóng góp công sức, tiền của, tiếc vì mất một công trình nghệ thuật vô giá có thể tồn tại với thời gian. - Đồng thời, nhà văn khẳng định : “Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”. Để hiểu được điều này, cần phải hiểu đúng bản chất nhân vật Đan Thiềm. Đây là con người kính phục “tài trời”, đam mê nghệ thuật, đặc biệt nhạy cảm với bi kịch của người tài (xem ý b, bài tập 3). Ở đây, Nguyễn Huy Tưởng khảng định, giữa mình và Đan Thiềm có sự “đồng bệnh”, tức là giữa hai người có sự đồng điệu, có tình tri âm, tri kỉ,... Trong toàn bộ vở kịch, đặc biệt là ở hồi V, Đan Thiềm được nhà văn thể hiện bằng ngòi bút cảm phục, trân trọng. 2. Anh (chị) hãy tóm tắt đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài trong vở kịch Vủ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng. (Lưu ý: Trong quá trình tóm tắt, cố gắng làm rõ sự phát triển của các xung đột kịch.) Trả lời: Tóm tắt đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (hồi V vở kịch Vũ Như Tô) : Được tin có bạo loạn và binh biến, cung nữ Đan Thiềm khẩn khoản khuyên Vũ Như Tô mau chóng đi trốn để đảm bảo tính mệnh, “chờ cơ hội khác” ; vì theo Đan Thiềm, nếu Vũ Như Tô “mà có mệnh hệ nào thì nước ta khống còn ai tô điểm nữa”. Nhưng Vũ Như Tô nhất quyết không nghe. Ông tự nhận thấy công việc của mình chính đại quang minh, nguyện sống với Cửu Trùng Đài, chết cũng với Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô rất tin là mình không “làm gì nên tội” và nuôi hi vọng vào sự sáng suốt của viên quan An Hoà Hầu. Mỗi lúc, tình hình càng nguy kịch, Quận công Trịnh Duy Sản làm phản giết vua Lê Tương Dực. Được tin này, Đông các đại học sĩ xót thương, tự vẫn. Đảng ác nổi lên. Quân phản nghịch đốt phá kinh thành. Thợ xây Cửu Trùng Đài phần đông theo quân phản nghịch. Kinh thành hỗn loạn ; kẻ đốt, người phá Cửu Trùng Đài ; đám cung nữ của nhà vua bị vạ lây. Đan Thiềm bị bắt. Biết mình sắp chết, nhưng bà vẫn hết lời kêu xin Ngô Hạch - võ sĩ của Trịnh Duy Sản - tha cho Vũ Như Tô, vì “nước ta còn cần nhiều thợ tài để tô điểm”. Không hề đếm xỉa gì đến lòi khẩn cầu ấy, Ngô Hạch sai quân lính trói Vũ Như Tô. Đến lúc này, Vũ Như Tô vẫn hi vọng Nguyễn Hoàng Dụ sẽ biết cho ông, sẽ cởi trói để ông xây nốt Cửu Trùng Đài, “dựng một kì công muôn thuở". Mãi đến lúc quân bạo loạn đốt Cửu Trùng Đài, ánh lửa rực sáng, khói và tàn than bay vào, Vũ Như Tô mới tỉnh ngộ, đau xót thốt lên : “Ôi mộng lớn ! Ôi Đan Thiềm ! Ôi Cửu Trùng Đài !”. Rồi ông bình thản đi ra pháp trường. 3. Anh (chị) cảm nhận như thế nào về nhân vật kiến trúc sư Vũ Như Tô và cung nữ Đan Thiềm ? Trả lời: Mỗi người có thể có sự cảm nhận riêng, dưới đây chỉ nêu một số gợi ý để anh (chị) hiểu thêm về hai nhân vật này. a) Vũ Như Tô - Vũ Như Tô trước hết là con người đam mê nghệ thuật, khát khao sáng tạo. Ông sẵn sàng hi sinh tất cả và dồn toàn bộ tâm trí xây Cửu Trùng Đài bằng mọi giá (thể hiện ở những hồi trước của vở kịch). Ngay khi có bạo loạn, Vũ Như Tô cũng không đi trốn để bảo toàn tính mạng theo lời khuyên của Đan Thiềm. Kể cả khi đã bị trói, cận kề với cái chết, ông vẫn hi vọng được tiếp tục xây Cửu Trùng Đài. Đến lúc tận mắt trông thấy công trình của mình thành tro bụi, Vũ Như Tô mới coi như đời mình đã kết thúc, ông bình thản ra pháp trường. Như vậy, với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài (tức nghệ thuật) là quan trọng hơn tính mệnh của mình. - Vũ Như Tô là một trí thức có bản lĩnh cứng cỏi, khinh bỉ sâu sắc bọn thống trị thối nát. Điều này chủ yếu được thể hiện ở những hồi trước của vở kịch. (Lê Tương Dực doạ giết Vũ Như Tô, nhưng ông biết đây là một tên hôn quân nên quyết không xây Cửu Trùng Đài.) - Đặc biệt, Như Tô được khắc hoạ như một nghệ sĩ thiên tài “ngàn năm chưa dễ có một”. Ông có thể “sai khiến gạch đá như tướng cầm quân, có thể xây dựng những lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”. Đây là một nghệ sĩ “chỉ vẩy bút là chim, hoa đã hiện trên mảnh lụa thần tình, biến hoá như cảnh hoá công”. Đến hồi V, Nguyễn Huy Tưởng còn để cho Đan Thiềm nhắc đến tài năng của Vũ Như Tô: “Ông mà có mệnh hệ nào thì nước ta không còn ai tô điểm nữa” và khuyên Như Tô trốn đi, đừng để phí “tài trờỉ”. - Tuy vậy, Vũ Như Tô xa rời đời sống nhân dân, thiếu hiểu biết về thực tế. Ớ đây, Nguyễn Huy Tưởng đặt nhân vật trước một câu hỏi ỉớn : Xây Cửu Trùng Đài là có công hay có tội ? Vũ Như Tô không thể trả lời được câu hỏi ấy, vì từ đầu chí cuối, ông luôn đứng trên lập trường của cái đẹp, của nghệ thuật thuần tuý, chứ không đứng trên lập trường của nhân dân. b) Đan Thiềm - Nếu Vũ Như Tô say mê, khao khát cái đẹp, có thể chết vì cái đẹp thì Đan Thiềm - người cung nữ thất sủng - lại là nhân vật say mê, khao khát cái tài, mê đắm người có năng lực siêu việt. Đan Thiềm luôn khích lệ người tài phát huy tận độ khả năng của mình, cống hiến cho dân tộc, cho đất nước. Ở hồi trước, dường như Đan Thiềm không quan tâm gì nhiều đến việc mình sống hay chết, không quan tâm đến việc Cửu Trùng Đài còn hay mất mà chỉ hết lòng thuyết phục Vũ Như Tô “trốn đi”. Khi tình thế trở nên nguy hiểm, bà “hớt hơ hớt hải”, mặt “cắt không còn hột máu” khẩn khoản thuyết phục Như Tô “lánh đi”, “chạy đi” ; trong khi chính Đan Thiềm bị xúc phạm, bị xỉ vả, bị bắt bớ oan nghiệt. Đến lúc nhận ra mình không thể thuyết phục nổi Vũ Như Tô, tính mạng ông bị đe doạ, Đan Thiềm sẵn sàng đổi cả sự sống của mình để cứu ông. (Đan Thiềm van xin Ngô Hạch : “Tướng quân nghe tôi. Bao nhiêu tội tôi xin chịu hết. Nhưng xin tướng quân tha cho ông Cả. Ông ấy là một người tài...”). Và khi đã biết là vô vọng, Đan Thiềm nói những lời đau xót vĩnh biệt người kiến trúc sư : “Đài lớn tan tành ! Ông Cả ơi ! Xin cùng ông vĩnh biệt !”. Đó chính là sự vĩnh biệt “giấc mộng lớn”, “vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, vĩnh biệt người nghệ sĩ thiên tài “ngàn năm chưa dễ có một”. Điều đáng lưu ý là trong suốt hồi kịch, mặc dù Vũ Như Tô không theo lời khuyên đúng đắn của Đan Thiềm, nhưng bà tuyệt nhiên không mảy may oán trách, mà trái lại vẫn dành cho ông sự cảm phục, thương xót chân thành. - Đối với Vũ Như Tô, Đan Thiềm là “viên ngọc quý”, “trí sáng như vầng nhật nguyệt”. Bà tỉnh táo, sáng suốt trong mọi hoàn cảnh, dường như lịch lãm hơn, thực tế hơn và dễ thích ứng hơn so với Vũ Như Tô. (Trước đây, bà khuyên Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài, đến khi đảng ác nổi lên lại khuyên ông chạy trốn ; cả hai lần bà đều rất đúng.) c) Như vậy, ở hồi V này, Vũ Như Tô và Đan Thiềm được nhà văn xây dựng với những nét tính cách khác nhau, nhưng cũng có những nét tương đồng. Họ là những tri âm, đồng bệnh của nhau trong khát vọng, trong nỗi đau. số phận bi đát của họ nói lên bi kịch của tài năng (Vũ Như Tô) và sắc đẹp (Đan Thiềm) trong xã hội đen tối. 4. Vở kịch Vũ Như Tô đề cập đến những mâu thuẫn gì và chúng đã được nhà văn giải quyết ra sao ? Trả lời: Trong vở kịch Vũ Như Tô, có thể nhận thấy hai mâu thuẫn chính, có mâu thuẫn chưa được giải quyết, có mâu thuẫn cơ bản đã được giải quyết a) Mâu thuẫn thứ nhất là mâu thuẫn giữa bọn vua chúa quan lại tham tàn sống xa hoa, hưởng lạc với nhân dân lao động lầm than, cực khổ. Mâu thuẫn này chủ yếu được thể hiện trong những hồi trước của vở kịch. Đến hồi V - hồi cuối cùng - nó được đẩy lên thành cao trào và được giải quyết dứt khoát trên lập trường của nhân dân : Hôn quân Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ tự sát, Kim Phượng và đám cung nữ bị những kẻ nổi loạn nhục mạ, bắt bớ. b) Mâu thuẫn thứ hai ià mâu thuẫn giữa quan niệm cao siêu, thuần tuý của muôn đời và lợi ích nhất thời, trực tiếp, thiết thực của quần chúng nhân dân. Mâu thuẫn này được thể hiện tập trung rõ nét qua số phận bi kịch của người kiến trúc sư Vũ Như Tô và phần nào qua người cung nữ Đan Thiềm. Vũ Như Tô mang hoài bão “tranh tình xảo với hoá công”, rất tin vào tài năng xuất chúng của mình và ông đã không đếm xỉa gì đến nỗi khốn khổ của dân chúng, miễn sao thực hiện được hoài bão. Vì xây Cửu Trùng Đài tráng lệ, nguy nga, nhân dân phải đóng góp rất nhiều công sức và tiền của nên Vũ Như Tô trở thành kẻ đối địch với nhân dân. Họ nguyền rủa, oán trách người kiến trúc sư này, ngay Thị Nhiên - người vợ quê mùa chất phác của ông - cũng không đồng tình với chồng. Hơn nữa, quần chúng sẵn sàng đồng tình với việc trừng phạt Vũ Như Tô và đốt phá Cửu Trùng Đài. Dường như đến hồi cuối của vở kịch, dân chúng tập trung sự căm phẫn vào Vũ Như Tô và Đan Thiềm hơn là việc tiêu diệt bạo chúa Lê Tương Dực. Nếu như ở những hồi trước, mâu thuẫn thứ hai chỉ mới thấp thoáng thì đến hồi cuối này, nó được miêu tả rất đậm và có phần hoà vào mâu thuẫn thứ nhất. Mâu thuẫn thứ hai chưa được giải quyết, còn treo lơ lửng trước người đọc. Điều này được chính tác giả thừa nhận qua lời đề tựa của tác phẩm : “Đài Cửu Trùng không thành nên mừng hay nên tiếc ? Than ôi ! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải ?”. Nhưng phải chăng cách giải quyết vấn đề không thật rạch ròi, càng không dễ dãi và đơn giản, đầy day dứt và ám ảnh, đã nâng bi kịch Vũ Như Tô lên hàng kiệt tác, tạo ra tính đa chủ đề trong tác phẩm khi đặt ra những câu hỏi có tầm khái quát, triết lí sâu sắc, muôn thuở về những vấn đề sinh tử đối với nghệ thuật và đối vói người nghệ sĩ chân chính, vừa có tài vừa có tâm. Tuy nhiên, nếu đọc kĩ tác phẩm và lời đề từ của vở kịch, ta có thể nhận ra thái độ của Nguyễn Huy Tưởng kín đáo nghiêng về phía Vũ Như Tô, nghiêng về nghệ thuật. Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Soạn văn 11 - Xem ngay >> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
|
Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 130 SBT Ngữ văn 11 tập 1. Lựa chọn câu văn thích hợp nhất để dùng vào vị trí bỏ trống trong đoạn văn sau: