Soạn văn 10: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữSoạn văn 10 tập 1: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Câu 2. c. Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực văn học. Đề tài là những nét "Tổng quan văn học Việt Nam". Câu 1: a. Hoạt động giao tiếp của văn bản được trích dẫn diễn ra giữa vua Trần và các bô lão. Hai bên có quan hệ vua – tôi với nhau. Sự khác biệt về vị thế dẫn tới sự khác nhau trong ngôn ngữ giao tiếp: các bô lão dùng những từ tôn kính để nói với đức vua (bệ hạ, xin, thưa. ; trong khi đó nhà vua lại dùng nhiều câu tỉnh lược phần chủ ngữ. b. Khi vua Trần hỏi thì các bô lão là vai người nghe, vua Trần là vai người nói ; khi các bô lão trả lời vua Trần là vai người nghe, các bô lão là vai người nói. Người nói hỏi : "Nên hòa hay nên đánh ?" Tương ứng với câu hỏi đó là câu trả lời của người nghe : "Đánh ! Đánh !". c. Hoạt động giao tiếp trên diễn ra tại điện Diên Hồng, vua Trần hỏi ý kiến các bô lão về cách đối phó với giặc Nguyên Mông khi nước ta đứng trước nguy cơ bị xâm lược Nguyên - Mông. d. Hoạt động giao tiếp trên hướng vào việc bàn bạc sách lược đối phó với quân xâm lược. e. Mục đích của cuộc giao tiếp là tìm ra một sách lược thống nhất trong cả nước, vua tôi đồng lòng trong việc đối phó với giặc Nguyên. Kết quả, mọi người đều đồng thanh xin "đánh", đo đó có thể nói cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích. Câu 2: Thông qua bài "Tổng quan văn học Việt Nam": a. Nhân vật giao tiếp trong hoạt động giao tiếp này là tác giả của cuốn SGK (người viết) và học sinh lớp 10 (người đọc). Người viết tuổi cao, có nhiều vốn sống, có trình độ hiểu biết sâu rộng (nhất là về văn học), hầu hết là những người đã từng nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy văn học. Người đọc, trái lại còn ít tuổi, có vốn sống và trình độ hiểu biết chưa cao. b. Hoạt động giao tiếp này được tiến hành một cách có tổ chức, có kế hoạch. Nó được tiến hành trong bối cảnh chung của nền giáo dục quốc dân. c. Nội dung giao tiếp thuộc lĩnh vực văn học. Đề tài là những nét "Tổng quan văn học Việt Nam". Nội dung giao tiếp trên gồm những vấn đề cơ bản là: ● Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam; ● Quá trình phát triển của văn học Việt Nam và con người Việt Nam trong văn học. d. Sự giao tiếp (thông qua văn bản) nhằm mục đích : ● Cung cấp một cái nhìn tổng quan về những vấn đề cơ bản của văn học Việt Nam (xét từ phía người tạo lập văn bản). ● Tiếp nhận và lĩnh hội những kiến thức cơ bản về văn học Việt Nam theo tiến trình lịch sử thông qua việc học các văn bản. Đồng thời cũng qua đó rèn luyện và nâng cao các kĩ năng nhận thức, đánh giá các hiện tượng văn học và kĩ năng tạo lập văn bản (xét từ phía người nghe, người tiếp nhận). e. Văn bản sử dụng rất nhiều các thuật ngữ chuyên ngành văn học. Câu văn phức tạp, nhiều thành phần nhưng rất mạch lạc và chặt chẽ. Về mặt cấu trúc, văn bản có kết cấu mạch lạc, rõ ràng; các đề mục lớn, nhỏ; các luận điểm,... đều được đánh dấu và trình bày sáng rõ. Sachbaitap.com
>> Học trực tuyến Lớp 10 cùng thầy cô giáo giỏi tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
|
Soạn văn 10 tập 1: Khái quát văn học dân gian Việt Nam. Câu 2: Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại nào? Nêu tên gọi, định nghĩa ngắn gọn và ví dụ cho mỗi thể loại: