Soạn văn lớp 12: Nhân vật giao tiếpSoạn văn lớp 12 tập 2: Nhân vật giao tiếp. Câu 1: Hai nhân vật giaO tiếp là anh Mịch, một người nông dân là lí trưởng, kẻ chức sắc có quyền thế trong làng. Câu 1: a. Hoạt động giao tiếp trên có những nhân vật giao tiếp là: Tràng, mấy cô gái và "thị". Những nhân vật đó có đặc điểm: – Về lứa tuổi: Họ đều là những người trẻ tuổi. – Về giới tính: Tràng là nam, còn lại là nữ. – Về tầng lớp xã hội: Họ đều là những người dân lao động nghèo đói. b. Các nhân vật giao tiếp chuyển đổi vai người nói, vai người nghe và luân phiên lượt lời như sau:
- Lượt lời đầu tiên của "thị" là hướng tới Tràng. c. Các nhân vật giao tiếp đều bình đẳng về vị thế xã hội. d. Lúc đầu quan hệ còn xa lạ nhưng sau đó họ nhanh chóng trở nên thân tình vì cùng lứa tuổi, cùng vị thế xã hội. e. Những đặc điểm đó chi phối lời nói của các nhân vật giao tiếp. - Ban đầu: chưa quen => trêu đùa, thăm dò - Quen rồi: mạnh dạn hơn. - Cùng lứa tuổi, cảnh ngộ => sau đó giao tiếp rất suồng sã. Câu 2: a. Trong đoạn trích trên có những nhân vật giao tiếp là: - Bá Kiến - Mấy bà vợ Bá Kiến - Bọn người làng - Chí Phèo - Lí Cường Bá Kiến nói với một người nghe là: Chí Phèo, Lí Cường; nói với nhiều người nghe là: mấy bà vợ, dân làng. b. Vị thế của Bá Kiến: - Với mấy bà vợ: BK là chồng => quát đuổi về - Với dân làng: là cụ lớn, thuộc tầng lớp trên => nói có vẻ tôn trọng, giọng cũng dịu lại (thực chất là đuổi khéo) - Với Lí Cường: là cha => quát đuổi con, thực chất để xoa dịu Chí Phèo. - Với Chí Phèo: vừa là chủ cũ vừa là người đẩy Chí Phèo vào tù => vừa thăm dò, vừa dỗ dành. c. Sau khi ở tù về, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến với ý định trả thù. Bá Kiến đi vắng nên xảy ra xô xát với Lí Cường, vừa lúc đó thì Bá Kiến về. Nhìn qua một lượt, Bá Kiến hiểu rõ cơ sự liền tung ta chiến lược đẹp yên sự vụ có thể gieo tai họa lên gia đình hắn. Trong những lời thoại trên Bá Kiến sắp xếp lần lượt các lời thoại để tấn công hạ gục Chí Phèo. - Bá Kiến tìm cách đuổi hết mọi người vừa để tránh to chuyện vừa cô lập Chí Phèo. Chí Phèo cảm thấy đơn độc, nhuệ khí tan dần theo hơi rượu. - Bá Kiến đã vuốt giận Chí Phèo bằng lời lẽ ngọt ngào và cách xưng hô tâng bốc: Anh Chí ơi! Rồi thân mật: cái anh này, tiếp đến là cách xưng hô như người trong nhà với ngôi thứ nhất số nhiều: ta (để phân biệt với người ngoài). Bên cạnh cách xưng hô là những lời nói nhẹ nhàng, khích lệ, động viên và hành động như người quen thân lâu ngày mới gặp. - Để Chí Phèo không xem là đối địch, Bá Kiến đã nhận Chí Phèo là người nhà, là họ hàng. Cách nâng vị thế giao tiếp làm cho Chí Phèo hãnh diện vì được ngang hàng với gia đình danh giá nhất làng, chắng mấy chốc hắn quên mất ý định ban đầu. - Đòn cuối cùng Bá Kiến mắng Lí Cường với giọng đắc thắng là để tôn Chí Phèo và Bá Kiến đã được mục đích dập tắt ngọn lửa căm thù trong lòng Chí Phèo, bóp chết ý định trả thù của Chí trong trứng nước. d. Bá Kiến đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp: - Những người nghe trong cuộc hội thoại đều răm rắp nghe lời Bá Kiến. - Chí Phèo hung hãn khi đến nhưng cuối cùng cũng bị khuất phục, thấy lòng nguôi nguôi ... LUYỆN TẬP Câu 1: Hai nhân vật giaO tiếp là anh Mịch, một người nông dân là lí trưởng, kẻ chức sắc có quyền thế trong làng.
Câu 2: - Viên đội sếp Tây: vị thế xã hội là người có quyền thế, nghề nghiệp cảnh sát, giới tính là nam, văn hóa kém cỏi vì lời thoại vừa hống hách vừa có thái độ phân biệt chủng tộc. - Nhân vật đám đông: vị thế xã hội thấp, văn hóa cũng thấp nên lời thoại mang tình hiếu kì. - Chú bé con còn ngây thơ nên chỉ chú ý chi tiết lạ mắt của viên Toàn quền và chỉ nhìn đối tượng ở bên ngoài. - Chị con gái, tuổi hồn nhiên, thích làm đẹp nên chỉ quan tâm đến trang phục. - Anh sinh viên là người có trình độ văn hóa, quan tâm đến hoạt động xã hội và chính trị nên nghĩ đến việc làm của viên Toàn quyền. - Bác cu-li xe vất vả với nghề nghiệp của mình, văn hóa còn thấp nên nhìn đối tượng có liên quan đến chuyện miếng cơm manh áo của mình. - Nhà nho học vấn uyên thâm nên có cái nhìn sâu sắc: nhìn bên ngoài có thể đánh giá bản chất bên trong của đối tượng. Nhận xét chung: Lời thoại của nhân vật giao tiếp thường phản ánh trình độ học vấn, văn hóa, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp của nhân vật đó. Câu 3: a. Quan hệ giữa bà lão hàng xóm và chị dậu là quan hệ hàng xóm láng giềng thân tình. Điều đó chi phối lời nói và cách nói của 2 người - thân mật: - Bà lão: bác trai, anh ấy, ... - Chị Dậu: cảm ơn, nhà cháu, cụ, ... b. Sự tương tác về hành động ngôn ngữ giữa các lượt lời: - Hỏi thăm - cảm ơn - Đề nghị - lĩnh hội - Đề nghị - (đồng ý) c. Đoạn hội thoại cho thấy cách ứng xử của hai nhân vật thân mật nhưng không suồng sã vì tình chất quan trọng của nội dung đề tài. Văn hóa ứng xử ấy rất đẹp, đáng trân trọng. Họ là những người nông dân giàu tình cảm và trách nhiệm. Sachbaitap.com
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
Xem thêm tại đây:
Nhân vật giao tiếp
|
Soạn văn lớp 12 tập 2: Vợ nhặt. Câu 2: Tình huống truyện Vợ nhặt - Kim Lân.