Tôi học chữ trang 14, 15 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1Bài đọc là câu chuyện học chữ của cậu bé A Phin, tuy cuộc sống còn khó khăn nhưng được sự ủng hộ của mọi người trong gia đình và với tinh thần hiếu học, cậu bé đã học được rất nhiều chữ và muốn chia sẻ những điều mình học được. Nội dung bài đọc: Bài đọc là câu chuyện học chữ của cậu bé A Phin, tuy cuộc sống còn khó khăn nhưng được sự ủng hộ của mọi người trong gia đình và với tinh thần hiếu học, cậu bé đã học được rất nhiều chữ và muốn chia sẻ những điều mình học được. Tôi học chữ Khi mẹ sinh tôi được sáu mùa lúa thì bố tôi đi bộ đội. Lúc ấy, em Thào Phén còn ngồi trong bụng mẹ. Ngày đi, bố dắt tôi xuống trước nhà, trồng cây bưởi và dặn: “Con thay bố cho cây uống nước, chờ bố về...”. Cả nhà quyến luyến tiễn bố tôi một đoạn dài, đến tận bãi lanh ven bờ suối. Thấm thoắt, bố tôi xa nhà đã hơn ba mùa lúa trên nương. Một hôm, mẹ bảo tôi: “Sáng mai, A Phin đến lớp học cái chữ nhé!”. Bà nội đang cho ngô vào nồi cám lợn, thủng thẳng hỏi: “Cái chữ có làm no bụng không?”. Mẹ tôi dịu dàng: “Con cho cháu đến lớp học cái chữ vào đầu cho nó khôn ra.”. Bà nội gật đầu: “Con dâu nói phải.”. Được đi học, tôi đã biết dùng cái chữ kể chuyện ở nhà để bố nghe. Nhưng cái chữ chất cao trong vở mà không biết bố ở đâu để gửi đi. Trong bụng, tôi nhớ bố cồn cào. Những lúc ấy, tôi mang sách xuống gốc cây bưởi học. Cây bưởi bố trồng giờ đã cao hơn đầu tôi, cành lá xum xuê, che mát một góc sân. Một buổi trưa, bà Thẻn đi chợ về gọi: “A Phin à, đón gói chữ ở xa về nhé!”. Tôi cùng em gái hét to sung sướng: “Ui dá, chữ của bố gửi về!”. Mẹ tôi cười, mắt lấp lánh niềm vui. Bà nội vuốt nhẹ vào góc gói chữ có hình chú bộ đội, xuýt xoa: “Bố mày ăn hạt gạo nơi khác béo trắng ra.”. Chú tôi tủm tỉm cười: “Bà à, đây là cái tem thư, không phải anh A Phàng đâu.”. Trong cái gói chữ, bố tôi kể nhiều chuyện lắm, nhưng tôi nhớ nhất đoạn: “Các con ở nhà phải ngoan, chăm học chữ, giúp bà, giúp mẹ làm nương. Ngày chiến thắng đang đến gần, bố sẽ trở về...” Theo BÙI NHƯ LAN Câu 1 trang 15 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Qua câu chuyện, em biết được điều gì về hoàn cảnh gia đình A Phin? Phương pháp: Em đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi. Lời giải: Qua câu chuyện em biết được gia đình A Phin có 5 người gồm: Bố, mẹ, bà nội, A Phin và em gái. Khi A Phin được 6 tuổi thì bố A Phin đi bộ đội. Câu 2 trang 15 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Vì sao bà nội từ chỗ thắc mắc, đã đồng tình với mẹ A Phin, cho cậu bé đến trường? Phương pháp: Em đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi. Lời giải: Bà nội nghĩ rằng đi học thì sẽ không làm no cái bụng, nhưng mẹ A Phin đã nói rằng cho A Phin đi học có cái chữ vào đầu để khôn ra. Câu 3 trang 15 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Việc đi học của trẻ em ngày nay có gì khác với A Phin trong câu chuyện? Phương pháp: Em đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi. Lời giải: Ngày nay trẻ em đi học khi đến trường được học tập đầy đủ và đa dạng các môn học khác nhau, bên cạnh đó còn được tham gia các hoạt động vui chơi trải nghiệm khác nhau, còn A Phin đi học trong thời kì Đất nước đang xảy ra chiến tranh các lớp học đa phần là các lớp xóa mù chữ nên A Phin không được học nhiều môn học đa dạng khác nhau. Câu 4 trang 15 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Em thích những chi tiết nào trong câu chuyện? Vì sao? Phương pháp: Em đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi. Lời giải: Các chi tiết trong chuyện mà em thích như là chi tiết trước khi bố đi bộ đội bố có dặn A Phin “Con thay bố cho cây uống nước, chờ bố về”. Hay chi tiết khi A Phin nhận được thư của bố gửi về đã rất vui mừng. Em thích những chi tiết trên vì những chi tiết đó giúp em khi đọc cảm nhận được tình cảm sâu sắc của A Phin dành cho bố và sự lo lắng của bố dành cho A Phin cũng như cả nhà. Sachabitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 1: Trẻ em như búp trên cành
|
Tìm trong mỗi đoạn văn sau các từ đồng nghĩa với từ in đậm: a, Chúng tôi kể cho nhau nghe về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ là má. Bạn Hòa ở Hà Nam gọi mẹ bằng u. Bạn Thanh ở Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ bằng mạ.
Cùng các bạn thảo luận, xây dựng Nội quy lớp học và trình bày trên khổ giấy to.
Theo em, câu chuyện muốn nói với người lớn điều gì về trẻ em? Người lớn cần làm thế nào để hiểu trẻ em? Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em.
Em hiểu như thế nào về nội dung của các thành ngữ, tục ngữ sau? a, Trai tài gái đảm. b, Trai mà chi, gái mà chi. Theo em, cả nam và nữ cần có những phẩm chất gì?