Viết đoạn văn nếu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Cấu tạo của đoạn văn) trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1Từ bài tập trên, em có nhận xét gì về cấu tạo của đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội? Đoạn văn sau đây có những điểm nào giống và khác đoạn văn ở phần Nhận xét về nội dung và cấu tạo? Nhận xét Câu 1 trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Phương pháp: Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi. Lời giải: a, Thể hiện sự đồng ý về việc cho học sinh lớp 5 đi xe đạp đến trường vì có nhiều lợi ích. b, Lí do để giải thích ý kiến của người viết: - Giúp rèn luyện tính tự lập, không phụ thuộc, dựa dẫm vào cha mẹ. - Tiết kiệm thời gian vì cha mẹ rất bận rộn. - Rèn luyện sức khoẻ của học sinh. c, Theo em những lí do đó rất thuyết phục d, Câu kết có tác dụng khẳng định lại ý kiến nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp đến trường và học sinh sẽ chấp hành đúng luật giao thông để cha mẹ và thầy cô yên tâm. Câu 2 trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Từ bài tập trên, em có nhận xét gì về cấu tạo của đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội? Phương pháp: Dựa vào bài tập 1 để trả lời câu hỏi. Lời giải: Cấu tạo của đoạn văn nêu ý kiến về 1 hiện tượng xã hội gồm có 3 phần: - Phần 1: Nêu ý kiến của cá nhân (Nên hay không nên, đồng ý hay không đồng ý…) về hiện tượng nào đó. - Phần 2: Nêu các lí do để giải thích cho ý kiến của người viết. - Phần 3: Khẳng định lại ý kiến của người viết. Luyện tập Câu 1 trang 68 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Đoạn văn sau đây có những điểm nào giống và khác đoạn văn ở phần Nhận xét về nội dung và cấu tạo? Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường? Theo em, không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường vì có rất nhiều rủi ro. Một số bạn chưa có ý thức tham gia giao thông tốt. Chẳng hạn, các bạn hay đi dàn hàng ngang trên đường, gây khó khăn cho các phương tiện khác. Có bạn còn "thử tài” bằng cách đánh võng, bốc đầu xe, rất nguy hiểm. Ngoài ra, khi được tự đạp xe tối trường, một số bạn hay tranh thủ đi chơi, la cà khắp nơi, làm bố mẹ lo lắng do không biết con đi đâu, làm gì. Ngay cả những bạn đạp xe cẩn thận vẫn có thể gặp nguy hiểm (như bị bắt nạt, bị lừa gạt,...) nếu đi một mình trên những đoạn đường vắng. Vì vậy, chúng ta không nên tự đi xe đạp tôi trường khi còn là học sinh tiểu học. Phương pháp: Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi. Lời giải: Giống: - Cùng viết về ý kiến “Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường”. - Cấu tạo của đoạn văn nêu ý kiến về 1 hiện tượng xã hội. Khác: Đoạn văn trên nêu ý kiến không đồng tình cho học sinh lớp 5 đi xe đạp đến trường. Còn đoạn văn ở phần “Nhận xét về nội dung và cấu tạo” thì nêu ý kiến đồng tình. Câu 2 trang 91 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Nêu ý kiến của em về vấn đề “Nên hay không nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp tới trường?". Phương pháp: Em có thể dựa vào kiến thức của mình để trả lời câu hỏi. Lời giải: Theo em, nên cho học sinh lớp 5 đi xe đạp đến trường vì có rất nhiều lợi ích. Thứ nhất, việc này giúp chúng em chủ động hơn trong giờ giấc đi học, không phụ thuộc vào cha mẹ. Thứ hai, cha mẹ tiết kiệm được thời gian, và các bạn có thể rèn luyện sức khoẻ trong quá trình đạp xe đến trường. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 7: Chung sức, chung lòng
|
Chọn 1 trong 2 đề sau: 1, Nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện giáo dục tinh thần đoàn kết mà em đã được đọc (hoặc được nghe kể).
Bức thư là lời hỏi thăm, động viên, cũng như lời khẳng định của Bác Hồ về lòng đoàn kết toàn dân tộc gửi đến đồng bào miền Nam.
Các đại từ in đậm dưới đây được dùng để làm gì? a, Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta. b, Chim non đang sống với mẹ, sao em nỡ bắt nó? Lát nữa chim mẹ về không thấy con sẽ buồn lắm đấy.
Hãy tìm ý và sắp xếp ý cho đoạn văn viết theo 1 trong 2 đề sau: Đề 1: Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về việc học sinh tiểu học nên hay không nên mang điện thoại tới trường.