Viết: Luyện tập viết đoạn văn cho bài văn miêu tả con vật trang 120, 121 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 - Chân trời sáng tạoĐọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. Đoạn văn tả con vật nào. Tác giả chọn tả hoạt động nào của con vật. Khi thực hiện hành động đó, đặc điểm hình dáng của con vật có gì đáng chú ý. Dựa vào dàn ý trang 114 (Tiếng Việt 4, tập hai). Viết đoạn văn tả hoạt động hoặc thói quen của một con vật sống trong môi trường tự nhiên mà em thích. Kể lại câu chuyện “Nàng tiên Ốc” bằng lời của em. Câu 1 trang 120 SGK Tiếng Việt 4 CTST Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Cả đàn nai đi nhanh xuống suối. Xuống đến suối, việc đầu tiên là chúng uống một bụng nước thật hả hê. Hai cánh mũi phập phồng, cái mõm đen kịt nhệu nhạo nhai, như lựa từng miếng nước ngon lành, đầy thích thú. Sau đó cả đàn từ từ lội xuống giữa suối. Bao giờ nước vừa xâm xấp chớm đến bụng thì chúng dừng lại. a. Đoạn văn tả con vật nào? b. Tác giả chọn tả hoạt động nào của con vật? c. Khi thực hiện hành động đó, đặc điểm hình dáng của con vật có gì đáng chú ý? Phương pháp: Em dựa vào hiểu biết của mình để trả lời. Lời giải: a. Nai b. Ra suối uống nước. c. Hai cánh mũi phập phồng, cái mõm đen kịt nhệu nhạo nhai. Câu 2 trang 120 SGK Tiếng Việt 4 CTST Dựa vào dàn ý trang 114 (Tiếng Việt 4, tập hai). Viết đoạn văn tả hoạt động hoặc thói quen của một con vật sống trong môi trường tự nhiên mà em thích. Phương pháp: Em chủ động hoàn thành bài tập. Lời giải: Con chim sơn ca mẹ đã đi kiếm thức ăn về. Nghe hơi mẹ, chim non nhích nhích dần ra, cố vươn cao cái mỏ hồng hồng, há thật rộng để chờ mồi như đứa trẻ đói lòng đang chờ bầu sữa mẹ. Chim mẹ đứng phía trên, cẩn thận mớm mồi cho con. Chú chim non nuốt lấy, nuốt để, vừa hết miếng này lại há họng chờ miếng khác. Đến lúc hết thức ăn rồi mà chú vẫn còn đòi mẹ mớm mồi. Chim mẹ rỉa lông cho con như người mẹ âu yếm con mình. Câu 3 trang 121 SGK Tiếng Việt 4 CTST Đọc lại và chỉnh sửa đoạn văn của em. Phương pháp: Em dựa vào hiểu biết của mình để trả lời. Lời giải: Học sinh tự thực hiện Câu 4 trang 121 SGK Tiếng Việt 4 CTST Chia sẻ với bạn điều em thích ở đoạn văn của mình. Phương pháp: Em dựa vào hiểu biết của mình để trả lời. Lời giải: Từ ngữ gợi tả: cái mỏ hồng hồng. Hình ảnh so sánh: há thật rộng để chờ mồi như đứa trẻ đói lòng đang chờ bầu sữa mẹ; Chim mẹ rỉa lông cho con như người mẹ âu yếm con mình. * Vận dụng Câu hỏi trang 121 SGK Tiếng Việt 4 CTST Kể lại câu chuyện “Nàng tiên Ốc” bằng lời của em. Phương pháp: Em chủ động hoàn thành bài tập. Lời giải: Ngày xửa ngày xưa, ở một ngôi làng nọ, có một bà lão nghèo sinh sống bằng nghề mò cua, bắt ốc. Mỗi sáng tinh mơ, bà lại dậy đi ra đồng bắt từng con cua, con ốc rồi đem ra chợ bán lấy tiền mua gạo. Đến chiều bà mới về căn nhà nhỏ bé của bà ở tận cuối làng. Một buổi sáng, bà ra đồng bắt ốc như mọi hôm, lúc kéo giỏ lên bà thấy trong đó là một con ốc xinh xắn, vỏ nó màu xanh biêng biếc, tỏa sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời, khác hẳn với những con ốc bình thường bà đã bắt. Bà lão thấy con ốc đẹp quá, liền mang về thả con ốc xanh vào chum nước rồi lại đi làm. Buổi chiều về, bà bỗng thấy nhà cửa đã được dọn sạch sẽ, đàn lợn được ăn no nê đang ngủ trong chuồng. Bà định vào bếp thổi cơm thì lạ thay trong nhà đã có một mâm cơm vừa nấu còn nóng hổi chờ bà. Bà ngạc nhiên quá chạy ra vườn thì thấy vườn rau đã được tưới nước và không còn một đám cỏ dại. Hôm sau, bà vờ đi làm như thường lệ. Đến giữa chừng, bà bí mật trở về cổng nhà rình xem. Một lúc sau bà thấy từ trong chum nước, có một nàng tiên xinh đẹp mặc chiếc áo xanh với váy hồng thướt tha, nhẹ nhàng uyển chuyển bước ra, giúp bà làm việc nhà. Cô gái có làn da trắng như ngọc, mắt sáng như sao, ẩn dưới làn mi dài cong vút. Đôi môi đỏ tươi như son, khẽ mỉm cười để lộ ra hai hàm răng trắng đều như hạt bắp, cô vừa làm vừa hát, giọng cô trong trẻo, thánh thót như những giọt sương. Bà lão bèn chạy vào sân, lấy vỏ con ốc xanh ra và đập vỡ nó. Nàng tiên nghe thấy tiếng động, bèn hóa thành một làn khói, chui vào vỏ con ốc nhưng không kịp nữa rồi. Đúng lúc đó, bà lão đã ôm lấy nàng xin nàng hãy ở lại với bà, cho bà đỡ cô đơn. Cô gái e thẹn nhận lời, và từ đó về sau hai mẹ con bà lão sống hạnh phúc bên nhau. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 3. Nàng tiên Ốc
|
Xác định trạng ngữ trong mỗi câu dưới đây và cho biết trạng ngữ bổ sung ý gì cho câu. Tìm trạng ngữ chỉ phương tiện phù hợp thay cho dấu sao trong mỗi câu sau. Tìm chủ ngữ và vị ngữ phù hợp thay cho dấu sao để tạo thành câu có trạng ngữ chỉ phương tiện. Đặt 2 - 3 câu tả hoạt động hoặc thói quen của một con vật mà em thích.
Tưởng tượng để chia sẻ với bạn những hình ảnh và âm thanh trong một khu vườn hoặc khu rừng. Những điều gì tạo nên bản nhạc mùa thu ở quê tác giả. Từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để tả bản nhạc mùa thu gợi cho em cảm nghĩ gì. Sự có mặt của gà rừng và chồn hương đem đến điều gì cho khu rừng. Theo em, vì sao tác giả cảm thấy tuyệt vời khi được lang thang trong một khu rừng dẻ. Em hiểu thế nào về tên bài “Nghe hạt dẻ hát”.
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu. Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu. Trạng ngữ tìm được trong mỗi câu thuộc loại nào. Tìm trạng ngữ phù hợp thay cho dấu sao trong mỗi câu sau. Đặt 4 - 5 câu về một người bạn của em, trong đó có ít nhất hai câu sử dụng trạng ngữ.
Đề bài: Viết bài văn tả một con vật sống trong môi trường tự nhiên mà em thích. Thi tìm từ ngữ gợi tả âm thanh. Nói 1 – 2 câu về âm thanh em thích.