" Vua tàu thủy " Bạch Thái Bưởi trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1Câu chuyện kể về sự quyết tâm nỗ lực trong cuộc đời cậu bé Bưởi mồ côi cha từ nhỏ phải theo mẹ bán hàng rong. Sau này khi được nhận nuôi cậu làm đủ mọi nghề nghiệp, có lúc mất hết nhưng ông cũng không nản chí và trở thành “một bậc anh hùng kinh tế”. Nội dung chính Câu chuyện kể về sự quyết tâm nỗ lực trong cuộc đời cậu bé Bưởi mồ côi cha từ nhỏ phải theo mẹ bán hàng rong. Sau này khi được nhận nuôi cậu làm đủ mọi nghề nghiệp, có lúc mất hết nhưng ông cũng không nản chí và trở thành “một bậc anh hùng kinh tế”. “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi Cậu bé Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Thấy em khôi ngô, nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học. Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Chẳng bao lâu, ông đứng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ,... Có lúc trắng tay, ông vẫn không nản chí. Bạch Thái Buổi mở công ti vận tải đường thuỷ vào lúc những con tàu của người Hoa, người Pháp đã độc chiếm các đường sông miền Bắc. Ông cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ "Người ta thì đi tàu ta" và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ tiền vào ống tiếp sức cho chủ tàu. Khi bổ ống, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti của Bạch Thái Bưởi có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trung Trắc, Trưng Nhị,… Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Buổi đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế" như đánh giá của người cùng thời. Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam Câu 1 trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Những chi tiết về tuổi thơ và tuổi trẻ của Bạch Thái Bưởi cho thấy ông là người như thế nào? Phương pháp: Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi. Lời giải: Qua những chi tiết đó em thấy tuổi thơ và tuổi trẻ của Bạch Thái Bưởi trải qua rất nhiều khó khăn gian khổ để có thể đạt được thành công. Câu 2 trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Lúc mới thành lập, công ti vận tải đường biển của Bạch Thái Bưởi gặp khó khăn gì? Ông đã làm cách nào để vượt qua khó khăn đó? Phương pháp: Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi. Lời giải: Lúc mới thành lập công ty ông gặp khó khăn khi những con tàu của người Hoa, người Pháp đã độc chiếm các đường sông miền Bắc. Để vượt qua khó khăn đó ông đã cho người đến các bến tàu diễn thuyết, trên mỗi con tàu ông dán chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống để hành khách nào đồng tình với ông thì bỏ tiền vào ống tiếp sức cho chủ tàu. Câu 3 trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Lời kêu gọi “Người ta thì đi tàu ta.” và tên các con tàu của Bạch Thái Bưởi nói lên điều gì về ông? Phương pháp: Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi. Lời giải: Tên các con tàu của Bạch Thái Bưởi đều là tên của các vị anh dùng dân tộc trong thời kì đầu dựng nước, và lời kêu gọi “Người ta thì đi tàu ta” của ông nói lên rằng ông là một người có một tấm lòng nồng nàn yêu nước. Câu 4 trang 56 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công và trở thành “một bậc anh hùng kinh tế”? Phương pháp: Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi. Lời giải: Theo em Bạch Thái Bưởi thành công và trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” là do ông không muốn sống mãi với một cuộc sống khó khăn như hồi còn nhỏ, nên với một ý chí quyết tâm là nghị lực cố gắng ông đã thành công Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 4: Có chí thì nên
|
Tìm nghĩa phù hợp với từ in đậm trong mỗi đoạn thơ, đoạn văn sau: Ba nghĩa trên của từ chân có những điểm nào giống nhau và khác nhau?
Nhận xét về cách tả hoạt động, tính cách của người trong các đoạn văn dưới đây: Dựa vào dàn ý đã lập ở Bài 3 (trang 38), hãy viết đoạn văn tả hoạt động, tính cách của một người bạn mà em quý mến.
Bài đọc giới thiệu đến người đọc một số câu ca dao tục ngữ về ý chí và nghị lực. Dựa theo nội dung, xếp các câu tục ngữ trên vào nhóm phù hợp: Từ bài tập 1, em hiểu tục ngữ thường có nội dung như thế nào?
Dựa theo dàn ý đã lập ở bài 3 (trang 38), hãy viết bài văn tả một người bạn mà em quý mến.