32 phút giành sự sống trang 120 SGK Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều tập 1Câu chuyện kể về một lần làm nhiệm vụ của các chú lính cứu hỏa khi phải nhanh chóng, khẩn trương tranh giành sự sống để cứu được cháu bé mắc kẹt trong khe tường. Chia sẻ Trò chơi: Gọi cho ai? Nói gì? Câu 1 trang 120 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Em sẽ gọi số điện thoại nào để báo tin trong các tình huống sau? Phương pháp: Dựa vào kiến thức thực tế để trả lời. Lời giải: a) Gọi số 114 b) Gọi số 113 c) Gọi số 115 Câu 2 trang 120 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Trao đổi về nội dung tác phẩm được giới thiệu a, Tác phẩm đó nói lên điều gì? b, Theo em, chúng ta nên lựa chọn thái độ ứng xử như thế nào trước tình huống bất đồng trong cuộc sống? Phương pháp: Dựa trên tác phẩm đã chọn để thực hiện trao đổi. Lời giải: Ở tình huống a sau khi gọi điện tới số 114 em sẽ báo cáo về tình hình cháy và địa điểm của vụ cháy để các chú lính cứu hoả sẽ đến dập lửa. Ở tình huống b sau khi gọi điện tới số 113 em sẽ báo cáo về việc phát hiện một chiếc cặp của ai đó bỏ trên hè phố và cung cấp địa chỉ để các chú công an đến làm việc, hoặc em có thể mang đến cơ quan công an gần nhất để trình báo với các chú công an và tìm lại người mất. Ở tình huống c sau khi gọi điện tới số 115 em sẽ báo cáo về tình hình của cụ già bị ngất và cung cấp địa chỉ để các bác sĩ bệnh viện đến. * Nội dung bài 32 phút giành sự sống Câu chuyện kể về một lần làm nhiệm vụ của các chú lính cứu hoả khi phải nhanh chóng, khẩn trương tranh giành sự sống để cứu được cháu bé mắc kẹt trong khe tường. 32 phút giành sự sống 17 giờ ngày 20-7, điện thoại của đơn vị cảnh sát phòng cháy, chữa cháy réo vang: “Ngõ 581 có cháu bé bị kẹt ở khe tường.". Lập tức, hai xe chuyên dụng màu đỏ nối đuôi nhau lên đường. 17 giờ 31 phút, xe đến nơi. Các chiến sĩ hối hả đi vào con ngõ nhỏ. Một bé trai hơn 10 tuổi đang bị kẹt ở một khe tưởng rộng 20 xăng-ti-mét giữa hai căn nhà. Cháu bé kẹt ở đó đã hơn một ngày, dầm đủ ba trận mưa, lúc đó người nhà mới tìm thấy. Các chiến sĩ xem xét hai căn nhà rồi quyết định phương án đục tường. Trong tiếng giật chói tai của máy khoan cắt, người nhà cháu bé không giấu nổi vẻ lo lắng, bồn chồn. Mỗi mảng vữa, gạch rơi ra đều được các chiến sĩ đỡ gọn trong lòng bàn tay để không làm tổn thương cháu bé. 17 giờ 49 phút, một mảng tường được mở, cánh tay cháu bé lộ ra. Hai người lính cẩn trọng lựa vị trí mũi khoan như bác sĩ làm phẫu thuật, mồ hôi ướt đẫm lưng áo.
Đúng 18 giờ 3 phút, viên gạch cuối cùng rơi xuống. Một chiến sĩ luồn tay qua khe tường hẹp, đỡ lấy đầu cháu bé. Ba chiến sĩ khác đỡ phần hông, tay và hai chân của cháu, nhích từng chút một. Cháu bé được cứu thoát trong tiếng khóc oà của người thân. Một chiến sĩ xốc cháu lên lưng, chạy ra xe cứu thương. Người lính áo xanh nghe thấy câu nói đầu tiên của cháu: “Cháu khất! Cháu đối!". Sau 32 phút nghẹt thở, các chiến sĩ đã cứu được bé trai, trả lại cho bé nụ cười ấm áp, đem niềm vui, niềm tin yêu đến cho mọi người. Theo THANH LAM Đọc hiểu Câu 1 trang 122 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Vì sao các chiến sĩ cảnh sát phòng cháy, chữa cháy phải khẩn cấp lên đường? Phương pháp: Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi. Lời giải: Vì đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy nhận được thông báo tại ngõ 581 có một cháu bé bị kẹt ở khe tường. Câu 2 trang 122 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Em nhỏ bị nạn đang ở trong tình huống như thế nào? Phương pháp: Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi. Lời giải: Em nhỏ bị kẹt ở một khe tường rộng 20 xăng-ti-mét giữa hai căn nhà, em nhỏ bị kẹt ở đó đã hơn 1 ngày và dầm đủ 3 trận mưa mới có người nhà tìm thấy. Câu 3 trang 122 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Các chiến sĩ đã hành động khẩn trương và cẩn trọng như thế nào để cứu em nhỏ? Phương pháp: Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi. Lời giải: Các chiến sĩ đã xem xét hai căn nhà và quyết định đục tường cẩn trọng khoan từng mảnh tường, đến 18 giờ 3 phút một chiến sĩ luồn tay qua khe tường hẹp đỡ đầu cháu bé, ba chiến sĩ khác đỡ phần hông, tay và hai chân của cháu. Câu 4 trang 122 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Điều gì trong cách tường thuật của tác giả khiến em hồi hộp theo dõi sự việc? Phương pháp: Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi. Lời giải: Trong cách tường thuật của tác giả, có các chi tiết hình ảnh miêu tả khiến cho sự việc trở nên nghiêm trọng và gấp rút hơn, điều đó đã khiến em hồi hộp theo dõi. Câu 5 trang 122 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 Cánh Diều: Bài đọc gợi cho em suy nghĩ gì về các chiến sĩ cảnh sát phòng cháy, chữa cháy? Phương pháp: Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi. Lời giải: Bài học gợi cho em thấy rằng các chiến sĩ phòng cháy chữa cháy rất dũng cảm và có trình độ nghiệp vụ cao để có thể xử lý các tình huống xảy ra. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 9: Vì cuộc sống yên bình
|
Chọn 1 trong 2 đề sau: a, Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Người chăn dê và hàng xóm (trang 108 – 109) b, Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về sự việc trong bài đọc Chuyện nhỏ trong lớp học (trang 112 - 113)
Viết vào phiếu đọc sách: Tên bài đọc, tác giả bài đọc và tình cảm, cảm xúc của em về bài đọc (hoặc sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn, câu thơ trong bài đọc).
Chọn 1 trong 2 đề sau: 1, Trao đổi về một câu chuyện (hoặc bài thơ) đã học, đã đọc hoặc được nghe kể về các cô chú công an (cảnh sát). 2, Trao đổi về một việc mà em (hoặc bạn em) đã làm nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân hoặc những người xung quanh
Bài thơ kể về lực lượng công an nhân dân, những công việc hàng ngày mà các chú vẫn đang làm để bảo vệ an ninh trật tự xã hội.