Bài 1, 2, 3 trang 113, 114 SGK Toán lớp 5 - Luyện tập chungBài 1, 2 trang 113; bài 3 trang 114 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Luyện tập chung. Bài 3 Một hình lập phương có cạnh 4cm, nếu gấp cạnh của hình lập phương lên 3 lần thì diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của nó gấp lên bao nhiêu lần ? Tại sao ? Bài 1 trang 113 SGK Toán lớp 5 Câu hỏi: Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có: a) Chiều dài 2,5m, chiều rộng 1,1m và chiều cao 0,5m. b) Chiều dài 3m, chiều rộng 15dm và chiều cao 9dm. Phương pháp: Đổi các kích thước về cùng đơn vị đo rồi áp dụng các công thức: - Diện tích xung quanh = chu vi đáy × chiều cao; - Diện tích toàn phần = diện tích xung quanh + diện tích hai đáy. Lời giải: a) Diện tích xung quanh là: (2,5 + 1,1) x 2 x 0,5 = 3,6 (m2) Diện tích toàn phần là: 3,6 + (2,5 x 1,1) x 2= 9,1 (m2) b) 3 m= 30 dm Diện tích xung quanh là: (30 + 15) x 2 x 9 = 810 (dm2) Diện tích toàn phần là: 810 + (30 x 15) x 2= 1710 (dm2) Đáp số: a) 3,6m2 và 9,1 m2 b) 810 dm2 và 1710 dm2 Bài 2 trang 113 SGK Toán lớp 5 Câu hỏi: Viết số đo thích hợp vào ô trống: Phương pháp: Áp dụng các công thức: - Diện tích xung quanh = chu vi đáy x chiều cao; - Diện tích toàn phần = diện tích xung quanh + diện tích hai đáy. - Chu vi mặt đáy = (chiều dài + chiều rộng) x 2 Lời giải: +) Cột (1): Chu vi mặt mặt đáy của hình hộp chữ nhật là : \((4 + 3) \times 2 = 14 \;(m)\) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: \((14 \times 5 = 70 \;(m^2)\) Diện tích mặt đáy của hình hộp chữ nhật là: \(4 \times 3 = 12 \;(m^2)\) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là: \(70 + 12 \times 2 = 94\;(m^2) \) +) Cột (2): Nửa chu vi mặt đáy là: \(2 : 2 = 1 \;(cm)\) Chiều rộng của hình hộp chữ nhật là: \( 1 - \dfrac{3}{5} = \dfrac{2}{5} (cm) \) Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: \( 2 \times \dfrac{1}{3} = \dfrac{2}{3} (cm^2) \) Diện tích mặt đáy của hình hộp chữ nhật là: \( \dfrac{3}{5} \times \dfrac{2}{5} = \dfrac{6}{25} (cm^2) \) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhậtlà: \( \dfrac{2}{3} + \dfrac{6}{25} \times 2 = \dfrac{86}{75} (cm^2) \) +) Cột (3) Ta thấy hình hộp chữ nhật ở đây có ba kích thước bằng nhau nên chính là hình lập phương. Chu vi mặt đáy là: \(0,4 \times 4 = 1,6 \;(dm)\) Diện tích xung quanh của hình lập phương đã cho là: \((0,4 \times 0,4) \times 4 = 0,64\; (dm^2)\) Diện tích toàn phần của hình lập phương đã cho là: \((0,4 \times 0,4) \times 6 = 0,96\; (dm^2)\) Ta có kết quả như sau: Bài 3 trang 114 SGK Toán lớp 5 Câu hỏi: Một hình lập phương có cạnh 4cm, nếu gấp cạnh của hình lập phương lên 3 lần thì diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của nó gấp lên bao nhiêu lần ? Tại sao ? Phương pháp: - Tính cạnh của hình lập phương mới. - Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của từng hình rồi so sánh kết quả với nhau: + Diện tích xung quanh = diện tích một mặt \(\times \) 4 = cạnh \(\times \) cạnh \(\times \) 4. + Diện tích toàn phần = diện tích một mặt \(\times \) 6 = cạnh \(\times \) cạnh \(\times \) 6. Lời giải: Cạnh của hình lập phương mới dài: 4 x 3 =12 (cm) Diện tích một mặt của hình lập phương mới là: 12 x 12 = 144 (cm2) Diện tích một mặt của hình lập phương lúc đầu là: 4 x 4 = 16 (cm2) Diện tích một mặt của hình lập phương mới so với diện tích một mặt của hình lập phương lúc đầu thì gấp: 144 : 16 = 9 (lần) Vậy diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương sẽ tăng gấp 9 lần. Đáp số: 9 lần Nói thêm: còn có thể giải như sau: Hình vẽ bên cho thấy: nếu cạnh của hình vuông tăng gấp 3 lần thì diện tích hình vuông tăng gấp : 3 x 3 = 9 lần Vậy nếu cạnh hình lập phương tăng gấp 3 lần diện tích một mặt của hình lập phương sẽ tăng gấp 9 lần. Suy ra diện tích 4 (6) mặt của hình lập phương cũng tăng gấp 9 lần. Vậy diện tích xung quanh (toàn phần) của nó cũng tăng gấp 9 lần. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
CHƯƠNG III: HÌNH HỌC
|
Bài 1, 2, 3 trang 115 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Thể tích của một hình. Bài 3 Có 6 hình lập phương nhỏ cạnh 1cm. Hãy xếp 6 hình lập phương đó thành một hình hộp chữ nhật. Có bao nhiêu cách xếp hình khác nhau ?
Bài 1 trang 116; bài 2 trang 117 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Xăng-ti-mét khối, Đề-xi-mét khối. Bài 1 Viết vào ô trống (theo mẫu)
Bài 1, 2, 3 trang 118 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Mét khối. Bài 3 Người ta làm một cái hộp dạng hình chữ nhật bằng bìa. Biết rằng hộp đó có chiều dài 5dm, chiều rộng 3dm và chiều cao 2dm. Hỏi có thể xếp được bao nhiêu hình lập phương 1dm3 để đầy cái hộp đó?
Bài 1, 2, 3 trang 119 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Luyện tập. Bài 1 Viết các số đo thể tích: Một nghìn chín trăm năm mươi hai xăng-ti-mét khối