Bài 1, 2, 3 trang 119 SGK Toán lớp 5 - Luyện tậpBài 1, 2, 3 trang 119 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Luyện tập. Bài 1 Viết các số đo thể tích: Một nghìn chín trăm năm mươi hai xăng-ti-mét khối Bài 1 trang 119 SGK Toán lớp 5 Câu hỏi: a) Đọc các số đo: 5m3; 2010cm3; 2005dm3; 10,125m3; 0,109cm3; 0,015dm3; \(\dfrac{1}{4}\)m3; \(\dfrac{95}{1000}\)dm3 b) Viết các số đo thể tích: Một nghìn chín trăm năm mươi hai xăng-ti-mét khối; Hai nghìn không trăm mười lăm mét khối; Ba phần tám đề-xi-mét khối; Không phẩy chín trăm mười chín mét khối. Phương pháp: Đọc (hoặc viết) số đo thể tích trước rồi đọc (hoặc viết) tên đơn vị đo thể tích sau. Lời giải: 5m3, đọc là: Năm mét khối. 2010cm3, đọc là: Hai nghìn không trăm mười xăng-ti-mét khối. 2005dm3, đọc là: Hai nghìn không trăm linh năm đề-xi-mét khối. 10,125m3, đọc là: Mười phẩy một trăm hai mươi lăm mét khối. 0,109cm3, đọc là: Không phẩy một trăm linh chín xăng-ti-mét khối. 0,015dm3, đọc là: Không phẩy không trăm mười lăm đề-xi-mét khối. \(\dfrac{1}{4}\)m3, đọc là: Một phần tư mét khối. \(\dfrac{95}{1000}\)dm3, đọc là: Chín mươi lăm phần nghìn đề-xi-mét khối. b) Một nghìn chín trăm năm mươi hai xăng-ti-mét khối, viết là: 1952cm3 . Hai nghìn không trăm mười lăm mét khối, viết là: 2015m3. Ba phần tám đề-xi-mét khối, viết là: \(\dfrac{3}{8}\)dm3. Không phẩy chín trăm mười chín mét khối, viết là: 0,919m3. Bài 2 trang 119 SGK Toán lớp 5 Câu hỏi: Đúng ghi Đ, sai ghi S: 0,25m3 là: a) Không phẩy hai mươi lăm mét khối. b) Không phẩy hai trăm năm mươi mét khối. c) Hai mươi lăm phần trăm mét khối. d) Hai mươi lăm phần nghìn mét khối. Phương pháp: - Dựa vào cách viết các số thập phân bằng nhau: 0,25 = 0,250 = 0,2500 = ... - Dựa vào cách viết dưới dạng tỉ số phần trăm: 0,25 = 25% Lời giải: a) Đ b) Đ c) Đ d) S Bài 3 trang 119 SGK Toán lớp 5 Câu hỏi: So sánh các số đo sau đây: a) 913,232413m3 và 913 232 413cm3. b) \(\dfrac{12345}{1000}\)m3 và 12,345m3. c) \(\dfrac{8372361}{100}\)m3 và 8 372 361dm3. Phương pháp: Đổi về cùng đơn vị đo rồi so sánh kết quả hai vế với nhau. +) 1m3 = 1000dm3, do đó để đổi một số từ đơn vị mét khối sang đơn vị đề-xi-mét khối, ta chỉ việc nhân số đó với 1000. +) 1m3 = 1 000 000cm3, do đó để đổi một số từ đơn vị mét khối sang đơn vị xăng-ti-mét khối, ta chỉ việc nhân số đó với 1 000 000. Lời giải: a) 913,232413m3 = 913 232 413cm3 (Vì 913,232413 × 1 000 000 = 913 232 413) Vậy 913,232413m3 = 913 232 413cm3 b) \(\dfrac{12345}{1000}\)m3 = 12,345m3. c) \(\dfrac{8372361}{100}\)m3 = 83 723 610dm3 (Vì \(\dfrac{8372361}{100}\) × 1000 = 83 723 610) Mà 83 723 610dm3 > 8 372 361dm3. Vậy \(\dfrac{8372361}{100}\)m3 > 8 372 361dm3. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
CHƯƠNG III: HÌNH HỌC
|
Bài 1, 2, 3 trang 121 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Thể tích hình hộp chữ nhật. Bài 1 Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao c. a) a = 5cm; b = 4cm; c = 9cm.
Bài 1, 2 trang 122; bài 3 trang 123 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Thể tích hình lập phương. Bài 2 Một khối kim loại hình lập phương có cạnh là 0,75m. Mỗi đề-xi-mét khối kim loại đó cân nặng 15kg. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Bài 1, 2, 3 trang 123 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Luyện tập chung. Bài 1 Một hình lập phương có cạnh 2,5cm. Tính diện tích một mặt, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương đó
Bài 1, 2 trang 124; bài 3 trang 125 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Luyện tập chung. Bài 2 Biết tỉ số thể tích của hai hình lập phương là 2 : 3 (xem hình vẽ) a) Thể tích của hình lập phương lớn bằng bao nhiêu phần trăm thể tích của hình lập phương bé ?