Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 1, 2, 3 trang 127 SGK Toán lớp 5 - Luyện tập chung

Bài 1, 2, 3 trang 127 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Luyện tập chung. Bài 1 Cho hình thang vuông ABCD (xem hình vẽ) có AB = 4cm, DC = 5cm, AD = 3cm. Nối D với B ta được hai hình tam giác ABD và BDC.

Bài 1 trang 127 SGK Toán lớp 5

Câu hỏi:

Cho hình thang vuông ABCD (xem hình vẽ) có AB = 4cm, DC = 5cm, AD = 3cm. Nối D với B ta được hai hình tam giác ABD và BDC.

a) Tính diện tích mỗi hình tam giác đó.

b) Tính tỉ số phần trăm của diện tích hình tam giác ABD và diện tích hình tam giác BDC.

Phương pháp: 

- Tam giác BDC có chiều cao bằng chiều cao của hình thang ABCD là AD = 3cm.

- Muốn tính diện tích tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao tương ứng (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.

- Muốn tính diện tích tam giác vuông ta lấy tích độ dài hai cạnh góc vuông (cùng đơn vị đo) chia cho 2.

- Muốn tính diện tích hình thang ta lấy tổng độ dài hai cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.

- Muốn tìm tỉ số phần trăm của A và B ta lấy A chia cho B, sau đó lấy thương vừa tìm được nhân với 100 và viết thêm kí hiệu % vào bên phải tích vừa tìm được.

Lời giải: 

a) Diện tích tam giác ABD là:

4 x 3 : 2 = 6 (cm2)

Diện tích tam giác BDC là:

5 x 3 :2 = 7,5 (cm2)

b) Tỉ số phần trăm của diện tích tam giác ABD và BDC là:

6 : 7,5 = 0,8 = 80 %

Đáp số: a) 6cm2 và 7,5cm2

b) 80%

Bài 2 trang 127 SGK Toán lớp 5

Câu hỏi:

Cho hình bình hành MNPQ (xem hình vẽ) có MN = 12cm, chiều cao KH = 6cm. So sánh diện tích hình tam giác KQP với tổng diện tích của hình tam giác MKQ và hình tam giác KNP.

Phương pháp: 

Áp dụng công thức tính diện tích tam giác: S = a × h : 2  (trong đó a là độ dài đáy, h là chiều cao tương ứng), tính diện tích từng hình rồi so sánh kết quả với nhau.

Lời giải: 

Diện tích tam giác KQP là:

12 x 6 : 2 = 36 (cm2)

Diện tích hình bình hành MNPQ là:

12 x 6 = 72 (cm2)

Tổng diện tích hình tam giác MKQ và KNP là:

72 – 36 = 36 (cm2)

Vậy tổng diện tích hình tam giác MKQ và KNP bằng diện tích hình tam giác KQP.

Nói thêm: còn có thể giải như sau:

Vì có chung đáy PQ và đường cao HK nên diện tích tam giác KPQ bằng nửa diện tích hình bình hành MNPQ. Vậy diện tích tam giác KPQ bằng diện tích phần còn lại của hình bình hành và do đó bằng tổng diện tích hai tam giác MKQ và KNP

Bài 3 trang 127 SGK Toán lớp 5

Câu hỏi:

Trên hình bên, hãy tính diện tích phần đã tô màu của hình tròn.

Phương pháp: 

- Quan sát hình vẽ ta thấy đường kính của hình tròn tâm O là 5cm.

- Tính bán kính hình tròn ta lấy đường kính chia cho 2.

- Tính diện tích hình tròn = bán kính × bán kính × 3,14.

- Tính diện tích tam giác ABC = BA × BC : 2 (vì tam giác ABC vuông tại B).

- Diện tích phần đã tô màu của hình tròn = diện tích hình tròn tâm O \(-\) diện tích tam giác ABC.

Lời giải: 

Bán kính hình tròn dài:

5 : 2 = 2,5 (cm)

Diện tích hình tròn là:

2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625 (cm2)

Diện tích hình tam giác là:

4 x 3: 2 = 6 (cm2)

Diện tích phần đã tô màu là:

19,625 – 6 = 13,625 (cm2)

Đáp số: 13,625 cm2

Sachbaitap.com

Xem thêm tại đây: CHƯƠNG III: HÌNH HỌC
  • Bài 1, 2, 3  trang 128 SGK Toán lớp 5 - Luyện tập chung

    Bài 1, 2, 3 trang 128 SGK Toán lớp 5 - Luyện tập chung

    Bài 1, 2, 3 trang 128 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Luyện tập chung. Bài 2 Một hình lập phương có cạnh 1,5m. Tính: a) Diện tích xung quanh của hình lập phương; b) Diện tích toàn phần của hình lập phương; c) Thể tích của hình lập phương.

  • Bài 1, 2, 3 trang 130, 131 SGK Toán lớp 5 - Bảng đơn vị đo thời gian

    Bài 1, 2, 3 trang 130, 131 SGK Toán lớp 5 - Bảng đơn vị đo thời gian

    Bài 1 trang 130; bài 2, 3 trang 131 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Bảng đơn vị đo thời gian. Bài 1 Trong lịch sử phát triển của loài người đã có những phát minh vĩ đại. Bảng dưới đây cho biết tên và năm công bố một số phát minh. Hãy đọc bảng và cho biết từng phát minh được công bố vào thế kỉ nào.

  • Bài 1, 2  trang 132 SGK Toán lớp 5 - Cộng số đo thời gian

    Bài 1, 2 trang 132 SGK Toán lớp 5 - Cộng số đo thời gian

    Bài 1, 2 trang 132 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Cộng số đo thời gian. Bài 2 Lâm đi từ nhà đến bến xe hết 35 phút, sau đó đi ô tô đến Viện Bảo tàng Lịch sử hết 2 giờ 20 phút. Hỏi Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng Lịch sử hết bao nhiêu thời gian ?

  • Bài 1, 2, 3  trang 133 SGK Toán lớp 5 - Trừ số đo thời gian

    Bài 1, 2, 3 trang 133 SGK Toán lớp 5 - Trừ số đo thời gian

    Bài 1, 2, 3 trang 133 sách giáo khoa (SGK) Toán lớp 5 bài Trừ số đo thời gian. Bài 3 Một người đi từ A lúc 6 giờ 45 phút và đến B lúc 8 giờ 30 phút. Giữa đường người đó nghỉ 15 phút. Hỏi nếu không kể thời gian nghỉ, người đó đi quãng đường AB hết bao nhiêu thời gian ?