Bài 11, 12, 13, 14 trang 48 SGK Toán 9 tập 1 - Luyện tậpGiải bài 11, 12, 13, 14 trang 48 sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 bài Luyện tập. Bài 12 Cho hàm số bậc nhất y = ax + 3. Tìm hệ số a, biết rằng khi x = 1 thì y = 2,5. Bài 11 trang 48 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: Hãy biểu biễn các điểm sau trên mặt phẳng tọa độ: \(A(-3; 0)\), \(B(-1; 1)\), \(C(0; 3)\), \(D(1; 1)\), \(E(3; 0)\), \(F(1; -1)\), \(G(0; -3)\), \(H(-1; -1)\). Phương pháp: +) Điểm \(A(x_0; y_0)\) thì hoành độ là \(x_0\) và tung độ là \(y_0\). +) Điểm \(B(0; b)\) nằm trên trục tung, tung độ là \(b\). +) Điểm \(C(c; 0)\) nằm trên trục hoành, tung độ là \(c\). Lời giải: +) Điểm \(A(-3; 0) \Rightarrow\) hoành độ là \(-3\) và tung độ là \(0\) \(\Rightarrow \) điểm \(A\) nằm trên trục hoành, hoành độ là \(-3\). +) Điểm \(B(-1; 1) \Rightarrow\) hoành độ là \(-1\) và tung độ là \(1\) +) Điểm \(C(0; 3) \Rightarrow\) hoành độ là \(0\) và tung độ là \(3\) \(\Rightarrow \) điểm \(C\) nằm trên trục tung, tung độ là \(3\). +) Điểm \(D(1; 1) \Rightarrow\) hoành độ là \(1\) và tung độ là \(1\) +) Điểm \(E(3; 0) \Rightarrow\) hoành độ là \(3\) và tung độ là \(0\) \(\Rightarrow \) điểm \(E\) nằm trên trục hoành, hoành độ là \(3\). +) Điểm \(F(1; -1) \Rightarrow\) hoành độ là \(1\) và tung độ là \(-1\) +) Điểm \(G(0; -3) \Rightarrow\) hoành độ là \(0\) và tung độ là \(-3\) \(\Rightarrow \) điểm \(C\) nằm trên trục tung, tung độ là \(-3\). +) Điểm \(H(-1; -1) \Rightarrow\) hoành độ là \(-1\) và tung độ là \(-1\) Xem hình sau: Bài 12 trang 48 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: Cho hàm số bậc nhất y = ax + 3. Tìm hệ số a, biết rằng khi x = 1 thì y = 2,5. Lời giải: Thay \(x=1,\ y=2,5\) vào công thức hàm số \(y = ax + 3\), ta được: \( 2,5=1.a+3 \) \(\Leftrightarrow 2,5= a+3 \) \(\Leftrightarrow 2,5-3 = a\) \(\Leftrightarrow a=-0,5\). Vậy \(a=-0,5\) và hàm số đó là \(y=-0,5x+3\). Bài 13 trang 48 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: Với những giá trị nào của \(m\) thì mỗi hàm số sau là hàm số bậc nhất ? a) \(y=\sqrt{5 - m}(x - 1)\); b) \(y = \dfrac{m + 1}{m - 1}x +3,5\) Lời giải: a) Ta có \(y=\sqrt{5 - m}(x - 1) \Leftrightarrow y=\sqrt{5 - m}.x - \sqrt{5 - m} \) \(\Rightarrow\) Hệ số là \(a=\sqrt{5-m}\). Điều kiện để \(y=\sqrt{5 - m}.x - \sqrt{5 - m}\) là hàm số hàm bậc nhất là: \(\left\{ \matrix{ \(\Leftrightarrow 5-m > 0 \Leftrightarrow m < 5\) Vậy \( m < 5\) thì hàm số đã cho là hàm số bậc nhất. b) Ta có: \(y = \dfrac{m + 1}{m - 1}x +3,5 \Rightarrow\) Hệ số \(a=\dfrac{m + 1}{m - 1}\) Điều kiện để hàm số \(y = \dfrac{m + 1}{m - 1}x +3,5\) là hàm bậc nhất là: \(\left\{ \matrix{ Vậy \( m \ne \pm 1\) thì hàm số đã cho là hàm số bậc nhất. Bài 14 trang 48 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: Cho hàm số bậc nhất \(y = (1 - \sqrt{5}) x - 1\). a) Hàm số trên là đồng biến hay nghịch biến trên \(\mathbb{R}\) ? Vì sao ? b) Tính giá trị của \(y\) khi \(x = 1 + \sqrt{5}\); c) Tính giá trị của \(x\) khi \(y=\sqrt{5}\). Phương pháp: a) +) Hàm số bậc nhất \(y=ax+b\) xác định với mọi giá trị của \(x\) trên \(\mathbb{R}\) - Đồng biến trên \(\mathbb{R}\) khi \( a > 0\). - Nghịch biến trên \(\mathbb{R}\) khi \(a < 0\). +) Sử dụng định lí so sánh hai căn bậc hai số học của hai số không âm: \(a < b \Leftrightarrow \sqrt a < \sqrt b,\) với \(a,\ b \ge 0\). b) +) Thay \(x_0\) vào công thức hàm số \(y=ax+b\) tính được giá trị của hàm số: \(y_0=ax_0+b\). +) Sử dụng hằng đẳng thức: \( a^2-b^2=(a-b)(a+b).\) c) +) Thay \(x_0\) vào công thức hàm số \(y=ax+b\) tính được giá trị của hàm số: \(y_0=ax_0+b\). +) Sử dụng hằng đẳng thức: \( (a+b)^2=a^2+2ab+b^2\). \( a^2-b^2=(a-b)(a+b).\) +) Sử dụng công thức trục căn thức ở mẫu: \(\dfrac{C}{\sqrt A \pm B}=\dfrac{C(\sqrt A \mp B)}{A - B^2}\) Lời giải: a) Hàm số \(y = (1 - \sqrt{5}) x - 1\) có hệ số \(a=1-\sqrt 5<0\) (Vì: \(1 < 5 \Leftrightarrow \sqrt 1<\sqrt{5}\) \(\Leftrightarrow 1<\sqrt{5}\)\(\Leftrightarrow 1-\sqrt{5}<0)\) Vậy hàm số \(y = (1 - \sqrt{5}) x - 1\) nghịch biến trên \(\mathbb{R}\) (vì hệ số \(a\) âm). b) Thay \(x = 1 + \sqrt{5}\) vào công thức của hàm số đã cho, ta được: \( y=(1-\sqrt{5})(1+\sqrt{5})-1\) \(\Leftrightarrow y= [1^2 -(\sqrt 5)^2]-1\) \(\Leftrightarrow y= (1-5)-1\) \(\Leftrightarrow y= -4-1\) \(\Leftrightarrow y= -5\) Vậy \(x = 1 + \sqrt{5}\) thì \(y= -5\). c) Ta có: Thay \(y=\sqrt{5}\) vào công thức của hàm số, ta được: \(\sqrt{5}=(1-\sqrt{5})x-1 \) \(\Leftrightarrow (1-\sqrt 5)x=\sqrt 5 +1\) \(\Leftrightarrow x=\dfrac{\sqrt 5 +1}{1-\sqrt 5}\) \(\Leftrightarrow x=\dfrac{(\sqrt 5 +1)(\sqrt 5 +1)}{(1-\sqrt 5)(\sqrt 5 +1)}\) \(\Leftrightarrow x = \dfrac{(\sqrt 5 +1)^2}{1^2-(\sqrt 5)^2}\) \(\Leftrightarrow x = \dfrac{(\sqrt 5)^2+2\sqrt 5 +1}{1-5}\) \(\Leftrightarrow x = \dfrac{ 5+2\sqrt 5 +1}{-4}\) \(\Leftrightarrow x = -\dfrac{ 6+2\sqrt 5 }{4}\) \(\Leftrightarrow x = -\dfrac{ 2(3+\sqrt 5)}{2.2}\) \(\Leftrightarrow x = -\dfrac{ 3+\sqrt 5 }{2}\) Vậy \(y=\sqrt 5\) thì \(x=-\dfrac{3+\sqrt 5}{2}\). Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 2. Hàm số bậc nhất
|
Giải bài 15, 16, 17 trang 51; bài 18, 19 trang 52 sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 bài Đồ thị của hàm số y = ax + b (a ≠ 0). Bài 16 a) Vẽ đồ thị các hàm số y = x và y = 2x + 2 trên cùng một mặt phẳng tọa độ. b) Gọi A là giao điểm của hai đồ thị nói trên, tìm tọa độ điểm A