Bài 12 Địa điểm tham quan, du lịch trang 60 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 12 Nói và nghe: Địa điểm tham quan, du lịch trang 60. Yêu cầu: Giới thiệu về một địa điểm tham quan, du lịch mà em biết. Yêu cầu: Giới thiệu về một địa điểm tham quan, du lịch mà em biết. Câu 1 trang 60 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Chuẩn bị. G: - Có thể giới thiệu về một địa điểm tham quan, du lịch em đã đến hoặc được biết qua sách bảo, ti vi,... theo các nội dung sau: + Tên gọi + Địa chỉ + Đặc điểm (cảnh quan thiên nhiên, công trình kiến trúc,...) + * – Khi giới thiệu về địa điểm tham quan, du lịch, có thể sử dụng thêm tranh ảnh, bản đồ để chỉ dẫn về khoảng cách địa lí, phương tiện đi lại,... Phương pháp: Em tiến hành chuẩn bị dựa vào gợi ý. Lời giải: Em giới thiệu về địa điểm tham quan, du lịch em biết: + Tên gọi điểm tham quan, du lịch: Chùa Một Cột. + Địa chỉ: Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. + Đặc điểm: Chùa có một cột trụ duy nhất, toạ lạc giữa hồ sen; xung quanh là hệ thống chùa xây dựng thêm và cây cối; chùa chủ yếu được làm bằng gỗ, có các trụ đỡ và kiên cố bằng bê tông được xây dựng, tôn tạo thêm trong khi trùng tu; chùa thờ tự và có các văn hoá nhà chùa, được nhiều người lui tới thắp hương, thờ bái… + Nguồn quảng bá, giới thiệu: Chùa Một cột là hình ảnh quen thuộc được giới thiệu trong các sách giáo khoa học sinh, phương tiện thông tin. Chùa nổi tiếng với kiến trúc một cột độc đáo bậc nhất Đông Nam Á. Câu 2 trang 60 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Trình bày. - Giới thiệu về địa điểm tham quan, du lịch theo những nội dung đã chuẩn bị. Nhấn mạnh vào những đặc điểm gây ấn tượng của địa điểm tham quan, du lịch. - Nghe lời giới thiệu của bạn và ghi chép những thông tin mới. Phương pháp: Em tiến hành trình bày và ghi chép. Lời giải: Ví dụ: Nhắc đến những địa điểm du lịch, thông thường, người ta sẽ nghĩ ngay đến những bãi biển nổi tiếng hay những hòn đảo với phong cảnh hữu tình. Tuy nhiên, tại Ninh Bình, có một địa điểm du lịch không ồn ào náo nhiệt nhưng từ lâu luôn được biết đến là một nơi linh thiêng để để con người tìm về thanh lọc tâm hồn - chùa Bái Đính. Chùa Bái Đính từ lâu được biết đến là một khu du lịch với ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỉ lục nhất Việt Nam. Khu chùa tọa lạc tại địa chỉ xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Quần thể chùa Bái Đính có diện tích khoảng 1700 ha, bao gồm khu Bái Đính cổ, khu Bái Đính mới và các khu vực khác như: công viên, Học viện Phật giáo, cảnh quan, đường giao thông … Khu chùa Bái Đính cổ nằm cách điện tam thế của khu Bái Đính mới khoảng 800 m về phía Nam. Chùa nằm trên đỉnh vùng rừng núi khá yên tĩnh. Tại khu này có nhà tiền đường, nơi thờ Phật, đền thờ thần Cao Sơn, đền thờ thánh Nguyễn,.... Khu di tích chùa Cổ cũng là nơi lưu giữ lại những kiến trúc và cổ vật mang dấu ấn đậm nét của nhà Lý. Ngoài ra, ở khu chùa Cổ còn có giếng ngọc. Nằm ở chân núi Bái Đính, khu chùa mới Bái Đính là một quần thể nhiều công trình lớn như điện Tam thế, điện Quan Âm, tháp chuông, tượng phật,… cùng các công trình hạ tầng khác. Khu chùa mới nổi bật với kiến trúc hình khối và mang đậm dấu ấn của kiến trúc Việt Nam. Các chi tiết được trang trí trên chùa ở cũng là những chi tiết mang dấu ấn của các ngành nghề truyền thống dân tộc. Đây là một khu chùa với kiến thức phần kiến trúc thuần Việt, các trụ cột được thiết kế giả gỗ, tất cả các mái ngói của khu chùa đều được sử dụng là gạch Bát Tràng. Khu chùa có Tam quan với hai tượng Hộ Pháp, tiếp đến là tháp chuông ba tầng mái. Dưới tháp chuông là một quả chuông đồng và một chiếc trống đồng lớn nặng 70 tấn nằm trên nền tháp. Chính điện là nơi thờ Phật, đây còn là nơi lưu giữ vô tượng Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Việt Nam, tượng Phật Di Lặc ở đây cũng là bức tượng được trung tâm kỉ lục Việt Nam công nhận là tượng lớn nhất Việt Nam với khối lượng 80 tấn, cao 10m. An vị trên ngọn đồi của chùa Bái Đính Chùa còn có bảo tháp cao 100 m và nhiều khu kiến trúc độc đáo khác... Quần thể chùa Bái Đính là một địa điểm mang nhiều ý nghĩa về lịch sử và văn hóa trọng điểm của dân tộc, cần được quảng bá để ngày càng nhiều du khách hơn nữa biết đến. Câu 3 trang 60 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Trao đổi, góp ý. - Nội dung giới thiệu - Cách giới thiệu - Các phương tiện hỗ trợ - * Phương pháp: Em trao đổi, góp ý theo yêu cầu. Lời giải: Em và các bạn trao đổi, góp ý với nhau về nội dung đã chuẩn bị giới thiệu điểm tham quan, du lịch. * Vận dụng Chia sẻ với người thân những điều em đã ghi chép khi nghe bạn giới thiệu về địa điểm tham quan, du lịch. Phương pháp: Em chia sẻ với người thân những điều em đã ghi chép khi nghe bạn giới thiệu về địa điểm tham quan, du lịch. Lời giải: Học sinh tự làm Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 12: Vũ điệu trên nền thổ cẩm - Tuần 24
|
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 13 Đàn t'rưng - Tiếng ca đại ngàn trang 61, 62. Tiếng đàn t’rưng gắn bó với người Tây Nguyên như thế nào? Bài đọc giúp em cảm nhận được điều gì về cuộc sống và con người Tây Nguyên?
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 13 Luyện từ và câu: Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế trang 62, 63. Các từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây nói về ai? Việc dùng những từ ngữ đó có tác dụng gì?
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 13 Tìm hiểu cách viết chương trình hoạt động trang 64. Đọc bản chương trình dưới dây và trả lời câu hỏi a. Chương trình trên nhằm triển khai hoạt động nào? b. Chương trình gồm có mấy mục? Đó là những mục nào?