Bài 14.10 trang 41 Sách bài tập (SBT) Vật lý 9Cho biết vì sao khi mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào hiệu điện thế U=12V thì chúng không sáng bình thường. Cho hai bóng đèn dây tóc có ghi số 6V-3W và 6V-2W. a. Tính điện trở của dây tóc mỗi bóng đèn này khi chúng sáng bình thường. b. Cho biết vì sao khi mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào hiệu điện thế U=12V thì chúng không sáng bình thường. c. Lập luận để chứng tỏ rằng có thể mắc hai bóng đèn này cùng với một biến trở vào hiệu điện thế U nêu trên để chúng sáng bình thường. Vẽ sơ đồ mạch điện này. d. Tính điện trở của biến trở khi đó và điện năng mà nó tiêu thụ trong 30 phút. Trả lời: a) Điện trở của dây tóc bóng đèn Đ1 và Đ2. \({R_1} = {{U_1^2} \over {{\wp _1}}} = {{{6^2}} \over 3} = 12\Omega ;{R_2} = {{U_2^2} \over {{\wp _2}}} = {{{6^2}} \over 2} = 18\Omega \) b) Cường độ dòng điện định mức của đèn: \({I_1} = {{{\wp _1}} \over {{U_1}}} = {3 \over 6} = 0,5{\rm{A}};{I_2} = {{{\wp _2}} \over {{U_2}}} = {2 \over 6} = 0,3{\rm{A}}\) Nếu mắc Đ1 nối tiếp với Đ2 thì I1 = I2 thì đèn sáng bình thường nhưng I1 > I2 nên mắc Đ1 nối tiếp với Đ2 thì bóng đèn Đ2 sẽ hỏng. c) Cường độ dòng điện qua biến trở : I = I12 = Ib = I1 + I2 = 0,5 + 0,3 = 0,8A Điện trở tương đương toàn mạch: \({1 \over {{R_{12}}}} = {1 \over {{R_1}}} + {1 \over {{R_2}}} = {1 \over {12}} + {1 \over {18}} \Rightarrow {R_{12}} = 7,2\Omega\) Điện trở của biến trở: Rb = R – R12 = 15 – 7,2 = 7,8Ω Điện năng tiêu thụ của biến trở: \({A_b} = {{U_b^2} \over {{R_b}}} \times t = {{{6^2}} \over {7,8}} \times 1800 = 8307,7J\)
Xem lời giải SGK - Vật lí 9 - Xem ngay >> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Bài 14. Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng
|
Định luật Jun – Lenxơ cho biết điện năng biến đổi thành:
Một đoạn mạch gồm hai dây dẫn mắc nối tiếp, một dây bằng nikêlin dài 1m có tiết diện 1mm2 và dây kia bằng sắt dài 2m có tiết diện 0,5mm2. Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch này trong cùng một thời gian thì dây nào tỏa ra nhiều nhiệt lượng hơn?
Một dây dẫn có điện trở 176Ω được mắc vào hiệu điện thế 220V. Tính nhiệt lượng do dây tỏa ra trong 30 phút theo đơn vị Jun và đơn vị calo.