Bài 15 Luyện tập về từ đa nghĩa trang 74 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 15 Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đa nghĩa trang 74. Nêu nghĩa của từ hạt trong mỗi đoạn thơ dưới đây. Từ hạt trong đoạn thơ nào được dùng với nghĩa gốc? Câu 1 trang 74 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Nêu nghĩa của từ hạt trong mỗi đoạn thơ dưới đây. Từ hạt trong đoạn thơ nào được dùng với nghĩa gốc? a. Khi đang là hạt Cầm trong tay mình Chưa gieo xuống đất Hạt nằm lặng thinh. (Trần Hữu Thung) b. Hạt mưa mải miết trốn tìm Cây đào trước cửa lim dim mắt cười Quất gom từng hạt nắng rơi Làm thành quả - những mặt trời tí hon. (Đỗ Quang Huỳnh) Phương pháp: Em đọc kĩ các đoạn thơ, giải nghĩa từ hạt trong mỗi đoạn và xác định từ được dùng với nghĩa gốc. Lời giải: – Trong đoạn thơ a, từ hạt có nghĩa là một bộ phận hình thành từ quả của một loại cây, có chức năng duy trì nòi giống, nảy mầm cây mới. Từ hạt trong câu này được dùng với nghĩa gốc. – Trong đoạn thơ b, từ hạt có nghĩa là một giọt, lượng mưa nhỏ, có thể nhìn thấy và sờ thấy để biết số lượng, kích thước của chúng. Từ hạt trong câu này được dùng với nghĩa chuyển. Câu 2 trang 74 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Trong hai đoạn thơ dưới đây, từ chân được dùng với các nghĩa nào? Các nghĩa đó có gì giống và khác nhau? a. Cái gậy có một chân, Biết giúp bà khỏi ngã. Chiếc com-pa bố vẽ, Có chân đứng, chân quay. Cái kiềng đun hằng ngày, Ba chân xoè trong lửa. (Vũ Quần Phương) b. Chân em bước thật êm Đường sau mưa ẩm ướt Trên lá non mịn mướt Những giọt nước trong lành. (Nguyễn Quỳnh Mai) Phương pháp: Em đọc kĩ các đoạn thơ, giải nghĩa từ và trả lời câu hỏi. Lời giải: – Trong hai đoạn thơ dưới đây, từ chân được dùng với các nghĩa: + Trong câu a, một chân, chân đứng, chân quay, ba chân: dùng với các nghĩa chuyển, là bộ phận tiếp xúc với đất, có chức năng đỡ, trụ cho bộ phận của vật đứng thẳng. + Trong câu b, chân em: được dùng với nghĩa gốc, là bộ phận của con người có chức năng nâng đỡ, di chuyển bước đi. – Các nghĩa này giống nhau ở chỗ đều là bộ phận có chức năng làm trụ, tiếp xúc giữa vật/người với mặt đất. Khác nhau ở chỗ với nghĩa gốc, chân là bộ phận di chuyển, bước đi được nhưng với nghĩa chuyển, chân chỉ là bộ phận giữ thăng bằng, tiếp giáp với đất, làm trụ cho vật chứ không tự di chuyển được. Câu 3 trang 74 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 KNTT: Đặt câu dễ phân biệt các nghĩa của mỗi từ sau đây: - Mũi + Nghĩa 1: bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi. + Nghĩa 2: bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước của một số vật. - Сао + Nghĩa 1: có khoảng cách bao nhiêu đó từ đầu này đến đầu kia theo chiều thắng đứng. + Nghĩa 2: hơn mức trung bình về số lượng hay chất lượng. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 15: Bài ca về mặt trời - Tuần 8
|
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 15 Viết bài văn tả phong cảnh trang 75. Đề 1: Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống. Đề 2: Tả một cảnh biển đảo em đã được thấy tận mắt hoặc xem trên phim ảnh
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 16 Đọc Xin chào, XA-HA-RA trang 76, 77. Nhân vật “tôi” có cảm xúc gì khi được đến Xa-ha-ra? Cảm xúc đó được thể hiện ra sao? Những điều đặc biệt ở Xa-ha-ra được miêu tả thế nào?
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 16 Đánh giá, chỉnh sửa bài văn tả phong cảnh trang 78. Nghe thầy cô giáo nhận xét chung. Đọc lại bài văn của em và lời nhận xét của thầy cô để biết bài làm đạt được những yêu cầu nào dưới đây.
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 1 Bài 16 Nói và nghe: Cảnh đẹp thiên nhiên trang 79. Yêu cầu: Giới thiệu một cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước ta. Tìm đọc sách báo hoặc xem video về những miền đất xa xôi mà con người ít có cơ hội đặt chân đến (Nam Cực, Bắc Cực, sa mạc,...)