Bài 19 Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa trang 99 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 19 Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa trang 99, 100. Viết đoạn văn (3 – 4 câu) nêu cảm nghĩ của em về danh y Tuệ Tĩnh, trong đó có sử dụng một cặp từ đồng nghĩa. Câu 1 trang 99 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Chọn từ thích hợp nhất trong các từ đồng nghĩa (in nghiêng) thay cho mỗi bóng hoa. Từ nhỏ, Lương Thế Vinh đã * (lừng danh/ nổi tiếng/ nức tiếng) về óc * (xem xét/ nhìn/ quan sát) và tính toán. Một hôm, cậu đem một quả bưởi ra bãi cỏ làm bóng chơi với các bạn. Đang chơi, bỗng quả bưởi * (lăn/bay) xuống một cái hố gần đó. Bọn trẻ nhìn xuống cái hố đầy nuối tiếc. Vinh bảo bọn trẻ lấy nước đổ vào cái hố ấy. Nước * (dâng/ tăng) đến đâu, bưởi nổi lên đến đó. (Theo Vũ Ngọc Khánh) Phương pháp: Em đọc kĩ đoạn văn để chọn từ thích hợp. Lời giải: Từ nhỏ, Lương Thế Vinh đã nổi tiếng về óc quan sát và tính toán. Một hôm, cậu đem một quả bưởi ra bãi cỏ làm bóng chơi với các bạn. Đang chơi, bỗng quả bưởi lăn xuống một cái hố gần đó. Bọn trẻ nhìn xuống cái hố đầy nuối tiếc. Vinh bảo bọn trẻ lấy nước đổ vào cái hố ấy. Nước dâng đến đâu, bưởi nổi lên đến đó. Câu 2 trang 99 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Tìm từ không đồng nghĩa với những từ còn lại trong mỗi dãy từ sau: a. nhân dân, đồng bào, bạn bè, quốc dân b. dũng cảm, liều lĩnh, gan dạ, can đảm c. tổ quốc, non sông, nhà nước, đất nước Phương pháp: Em đọc kĩ các dãy từ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải: Từ không đồng nghĩa với những từ còn lại trong mỗi dãy từ là: a. bạn bè b. liều lĩnh c. nhà nước Câu 3 trang 99 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Đọc đoạn thơ dưới đây và thực hiện yêu cầu. Không có chân có cánh Mà lại gọi: con sông? Không có lá có cành Lại gọi là: ngọn gió? (Xuân Quỳnh) a. Mỗi từ in đậm trong đoạn thơ trên được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? b. Đặt một câu có từ in đậm được sử dụng với nghĩa chuyển. M: Rừng là lá phổi xanh của trái đất. Phương pháp: Em đọc kĩ đoạn thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Lời giải: a. Mỗi từ in đậm trong đoạn thơ trên được dùng với nghĩa chuyển. b. Câu có từ in đậm được sử dụng với nghĩa chuyển: – Cầu vồng sau mưa như mọc từ chân núi. – Cánh đồng lúa vào mùa chín thơm cả một vùng quê. – Lá cờ Tổ quốc tung bay trên nóc nhà. – Bên bếp, những ngọn lửa bập bùng cháy. Câu 4 trang 100 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Từ ăn trong mỗi nhóm từ dưới đây mang nghĩa nào?
Phương pháp: Em đọc kĩ các từ và nghĩa để tìm nghĩa phù hợp. Lời giải:
Câu 5 trang 100 SGK Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 KNTT Viết đoạn văn (3 – 4 câu) nêu cảm nghĩ của em về danh y Tuệ Tĩnh, trong đó có sử dụng một cặp từ đồng nghĩa. Phương pháp: Em suy nghĩ và viết đoạn văn theo yêu cầu. Lời giải: Cuộc đời của danh y Tuệ Tĩnh thật vẻ vang và đầy tự hào. Người lương y này tận dụng những gì sẵn có, coi nhiệm vụ chữa bệnh cho nhân dân, quân sĩ là trên hết. Có lẽ phần nào nhờ công của ông, nhân dân ta mới phát hiện và áp dụng cách dùng cây cỏ trong tự nhiên làm thuốc chữa bệnh phổ biến như ngày nay. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 19: Danh y Tuệ Tĩnh - Tuần 29
|
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 19 Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự việc, hiện tượng (Bài viết số 1) trang 100. Đề 2: Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc phát triển hoạt động thể dục, thể thao trong nhà trường.
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 20 Cụ Đồ Chiểu trang 101, 102. Dựa vào đoạn mở đầu và những hiểu biết của em, hãy nói 2 – 3 câu giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu. Vì sao Nguyễn Đình Chiểu được nhân dân Lục tỉnh gọi bằng cái tên thân mật “cụ Đồ Chiểu”?
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 20 Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn nêu ý kiến tán thành một sự vật, hiện tượng trang 103, 104.Chỉnh sửa bài viết. Viết lại một số câu trong đoạn văn của em cho đúng hoặc hay hơn theo gợi ý dưới đây
Giải SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức tập 2 Bài 20 Nói và nghe: Đền ơn đáp nghĩa trang 104, 105. Trao đổi với người thân về ý nghĩa của ngày Thương binh, liệt sĩ (27 tháng 7).