Bài 20, 21, 22 trang 54, 55 SGK Toán 9 tập 1 - Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhauGiải bài 20, 21 trang 54; bài 22 trang 55 sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 bài Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau. Bài 20 Hãy chỉ ra ba cặp đường thẳng cắt nhau và các cặp đường thẳng song song với nhau trong số các đường thẳng sau: a) y = 1,5x + 2; b) y = x + 2; Bài 20 trang 54 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: Hãy chỉ ra ba cặp đường thẳng cắt nhau và các cặp đường thẳng song song với nhau trong số các đường thẳng sau: a) \(y = 1,5x + 2\); b) \(y = x + 2\); c) \(y = 0,5x - 3\); d) \(y = x - 3\); e) \(y = 1,5x - 1\); g) \(y = 0,5x + 3\). Phương pháp: + Cho hai đường thẳng: \((d)\): \(y=ax+b\), \((a \ne 0)\) và \((d')\): \(y=a'x+b'\) \((a' \ne 0)\). Khi đó: \((d)\) // \((d') \Leftrightarrow a = a'\) và \(b \ne b'\) \((d)\) cắt \((d') \Leftrightarrow a \ne a'\) \((d)\) trùng \((d') \Leftrightarrow a = a'\) và \(b=b'\) Lời giải: Ba cặp đường thẳng song song: + \((d_{1})\ y = 1,5x + 2 \Rightarrow a_1=1,5\) và \(b_1=2\) \((d_{2})\ y = 1,5x - 1 \Rightarrow a_2=1,5\) và \(b_2=-1\) Vì \(a_1=a_2=1,5,\ b_1 \ne b_2\,(2 \ne -1)\) nên \((d_{1})\) song song với \((d_{2})\).
+ \((d_{3})\ y = x + 2 \Rightarrow a_3=1\) và \(b_3=2\) \((d_{4})\ y = x - 3 \Rightarrow a_4=1\) và \(b_4=-3\) Vì \(a_3=a_4=1,\ b_3 \ne b_4\,(2\ne -3)\) nên \((d_{3})\) song song với \((d_{4})\).
+ \((d_{5})\ y = 0,5x - 3 \Rightarrow a_5=0,5\) và \(b_5=-3\) \((d_{6})\ y = 0,5x + 3 \Rightarrow a_6=0,5\) và \(b_6=3\) Vì \(a_5=a_6=0,5,\ b_5 \ne b_6\,(-3 \ne 3)\) nên \((d_{5})\) song song với \((d_{6})\). Ba cặp đường thẳng cắt nhau là: + \((d_{1})\ y = 1,5x + 2 \Rightarrow a_1=1,5\) \((d_{3})\ y = x + 2 \Rightarrow a_3=1\) Vì \(a_1 \ne a_3\,(1,5 \ne 1)\) nên \((d_{1})\) và \((d_{3})\) cắt nhau.
+ \((d_{5})\ y = 0,5x - 3 \Rightarrow a_5=0,5\) \((d_{3})\ y = x + 2 \Rightarrow a_3=1\) Vì \(a_5 \ne a_3 \,(0,5\ne 1)\) nên \((d_{5})\) và \((d_{3})\) cắt nhau.
+ \((d_{1})\ y = 1,5x + 2 \Rightarrow a_1=1,5\) \((d_{6})\ y = 0,5x + 3 \Rightarrow a_6=0,5\) Vì \(a_1 \ne a_6\,(1,5 \ne 0,5)\) nên \((d_{1})\) và \((d_{6})\) cắt nhau. Bài 21 trang 54 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: Cho hàm số bậc nhất \(y = mx + 3\) và \(y = (2m + 1)x - 5\). Tìm giá trị của m để đồ thị của hai hàm số đã cho là: a) Hai đường thẳng song song với nhau; b) Hai đường thẳng cắt nhau. Lời giải: Ta có: + \(y = mx + 3 \Rightarrow \left\{ \matrix{ + \(y = (2m + 1)x - 5 \Rightarrow \left\{ \matrix{ + Để hai hàm số đã cho là hàm bậc nhất thì ta cần có các hệ số \(a\) và \(a'\) khác \(0\), tức là: \(\left\{ \matrix{ a) Để hai đường thẳng song song thì: \(\left\{ \matrix{ \( \Leftrightarrow \left\{ \matrix{ Vậy \(m=-1\) thì hai đường thẳng trên song song với nhau. b) Để hai đường thẳng cắt nhau thì: \(a \ne a' \Leftrightarrow m\neq 2m+1\) \(\Leftrightarrow m-2m \neq 1\) \(\Leftrightarrow -m \ne 1\) \(\Leftrightarrow m \ne -1\) Kết hợp với điều kiện trên, ta có \(m \ne -1,\ m \ne 0,\ m \ne \dfrac{-1}{2}\) thì hai đường thẳng trên cắt nhau. Bài 22 trang 54 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: Cho hàm số \(y = ax + 3\). Hãy xác định hệ số a trong mỗi trường hợp sau: a) Đồ thị của hàm số song song với đường thẳng \(y = -2x\). b) Khi \( x = 2\) thì hàm số có giá trị \(y = 7.\) Lời giải: a) Ta có: Đồ thị hàm số \(y = ax + 3\) và \(y = -2x\) song song với nhau \(\Leftrightarrow \left\{ \matrix{ Vậy \(a=-2\). b) Thay \(x = 2\), và \(y = 7\) vào công thức hàm số \(y = ax + 3\), ta được: \(7=2a+3\Leftrightarrow 2a=7-3\) \(\Leftrightarrow 2a = 4\) \(\Leftrightarrow a = 2\) Vậy \(a=2\). Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 4. Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau
|
Giải bài 23, 24, 25, 26 trang 55 sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 bài Luyện tập. Bài 24 Cho hai hàm số bậc nhất y = 2x + 3k và y = (2m + 1)x + 2k - 3. Tìm điều kiện đối với m và k để đồ thị của hai hàm số là: a) Hai đường thẳng cắt nhau;
Giải bài 27, 28 trang 58; bài 29, 30, 31 trang 59 sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 bài Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0). Bài 27 Cho hàm số bậc nhất y = ax + 3. a) Xác định hệ số góc a, biết rằng đồ thị của hàm số đi qua điểm A(2; 6).