Loigiaihay.com 2025

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 21.11 trang 52 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Hai dây dẫn thẳng dài có dòng điện chạy qua được đặt song song và cách nhau 12 cm trong không khí. Dây dẫn thứ nhất dài 2,8 m bị dây dẫn thứ hai hút bởi một lực 3,4.10-3 N khi dòng điện trong dây dẫn thứ nhất có cường độ 58 A. Xác định cường độ và chiều dòng điện chạy trong dây dẫn thứ hai.

Hai dây dẫn thẳng dài có dòng điện chạy qua được đặt song song và cách nhau 12 cm trong không khí. Dây dẫn thứ nhất dài 2,8 m bị dây dẫn thứ hai hút bởi một lực 3,4.10-3 N khi dòng điện trong dây dẫn thứ nhất có cường độ 58 A. Xác định cường độ và chiều dòng điện chạy trong dây dẫn thứ hai.

Trả lời:

Cảm ứng từ \(\overrightarrow {{B_2}} \) do dòng điện cường độ I2 chạy trong dây dẫn thứ hai gây ra tại điểm M cách nó một khoảng d = 12 cm nằm trên dây dẫn thứ nhất, có phương vuông góc dây dẫn thứ nhất và có độ lớn bằng :

\({B_2} = {2.10^{ - 7}}.{{{I_2}} \over d}\)

Dòng điện cường độ I1 chạy trong dây dẫn thứ nhất có độ dài l1 = 2,8 m bị cảm ứng từ \(\overrightarrow {{B_2}} \)  hướng vuông góc với nó hút bởi một lực F2 = 3,4.10-3 N có phương, chiều xác định theo quy tắc bàn tay trái và có độ lớn bằng :  

F2 = B2I1l1

Vì hai dòng điện I1 và I2 chạy trong hai dây dẫn thẳng song song hút nhau, nên hai dòng điện này phải có chiều giống nhau.

Thay B2 vào công thức của F2, ta tìm được cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn thứ hai:

\({I_2} = {{{F_2}d} \over {{{2.10}^{ - 7}}.{I_1}{\ell _1}}} = {{{{3,4.10}^{ - 3}}{{.12.10}^{ - 2}}} \over {{{2.10}^{ - 7}}.58.2,8}} \approx 12,6A\)

 Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Vật lí 11 - Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

  • Bài 21.12 trang 52 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 21.12 trang 52 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Hai dây dãn thẳng dài, đặt song song cách nhau 10 cm trong không khí. Dòng điện chạy qua hai dây dẫn theo chiều ngược nhau và có cùng cường độ bằng 5,0 A. Xác định cảm ứng từ tại điểm nằm cách đều hai dây dẫn một đoạn 10 cm.

  • Bài 22.1, 22.2, 22.3 trang 52 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 22.1, 22.2, 22.3 trang 52 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Câu nào dưới đây nói về lực Lo-ren-xơ là đúng ? A. Là lực tác dụng của từ trường lên dòng điện. B. Là lực tác dụng của từ trường lên hạt điện tích đứng yên. C. Là lực tác dụng của từ trường lên vòng dây dẫn có dòng điện chạy qua. D. Là lực tác dụng của từ trường lên hạt điện tích chuyển động.

  • Bài 22.6 trang 53 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 22.6 trang 53 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Hạt electron, có vận tốc đầu v0 = 0, được gia tốc qua hiệu điện thế 400 V. Tiếp sau đó, electrôn chuyển động với vận tốc bay vào miền có từ trường đều với cảm ứng từ hướng vuông góc với vận tốc của êlectron. Khi đó, quỹ đạo của electrôn trong từ trường đều là đường tròn bán kính 7,0 cm. Electron có điện tích -e = -1,6.10-19 C và khối lượng m = 9,1.10-31 kg. Xác định độ lớn của cảm ứng từ .

  • Bài 22.7 trang 53 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 22.7 trang 53 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Hạt prôtôn chuyển động theo quỹ đạo tròn bán kính 5,0 cm trong từ trường đều có cảm ứng từ 1.10-2 T. Prôtôn có điện tích e = l,6.10-19C và khối lượng m =1,672.10-27 kg.