Bài 22, 23, 24, 25, 26, 27 trang 15, 16 SGK Toán 9 tập 1 - Luyện tậpGiải bài 22, 23, 24 trang 15, bài 25, 26, 27 trang 16 sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 bài Luyện tập. Bài 24 Rút gọn và tìm giá trị (làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba) của các căn thức sau Bài 22 trang 15 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: Biến đổi các biểu thức dưới dấu căn thành dạng tích rồi tính: a) \( \sqrt{13^{2}- 12^{2}}\); b) \( \sqrt{17^{2}- 8^{2}}\); c) \( \sqrt{117^{2} - 108^{2}}\); d) \( \sqrt{313^{2} - 312^{2}}\). Lời giải: Câu a: Ta có: \(\sqrt{13^{2}- 12^{2}}=\sqrt{(13+12)(13-12)}\) \(=\sqrt{25.1}=\sqrt{25}\) \(=\sqrt{5^2}=|5|=5\). Câu b: Ta có: \(\sqrt{17^{2}- 8^{2}}=\sqrt{(17+8)(17-8)}\) \(=\sqrt{25.9}=\sqrt{25}.\sqrt{9}\) \(=\sqrt{5^2}.\sqrt{3^2}=|5|.|3|\). \(=5.3=15\). Câu c: Ta có: \(\sqrt{117^{2} - 108^{2}} =\sqrt{(117-108)(117+108)}\) \(=\sqrt{9.225}\) \(=\sqrt{9}.\sqrt{225}\) \(=\sqrt{3^2}.\sqrt{15^2}=|3|.|15|\) \(=3.15=45\). Câu d: Ta có: \(\sqrt{313^{2} - 312^{2}}=\sqrt{(313-312)(313+312)}\) \(=\sqrt{1.625}=\sqrt{625}\) \(=\sqrt{25^2}=|25|=25\). Bài 23 trang 15 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: Chứng minh. a) \((2 - \sqrt{3})(2 + \sqrt{3}) = 1\); b) \((\sqrt{2006} - \sqrt{2005})\) và \((\sqrt{2006} + \sqrt{2005})\) là hai số nghịch đảo của nhau. Phương pháp: Sử dụng các công thức sau: +) \(a^2-b^2=(a-b)(a+b)\). +) \((\sqrt{a})^2=a\), với \(a \ge 0\). +) Muốn chứng minh hai số là nghịch đảo của nhau ta chứng minh tích của chúng bằng \(1\). Lời giải: Câu a: Ta có: \((2 - \sqrt{3})(2 + \sqrt{3})=2^2-(\sqrt{3})^2=4-3=1\) Câu b: Ta tìm tích của hai số \((\sqrt{2006} - \sqrt{2005})\) và \((\sqrt{2006} + \sqrt{2005})\) Ta có: \((\sqrt{2006} + \sqrt{2005}).(\sqrt{2006} - \sqrt{2005})\) = \((\sqrt{2006})^2-(\sqrt{2005})^2\) \(=2006-2005=1\) Do đó \( (\sqrt{2006} + \sqrt{2005}).(\sqrt{2006} - \sqrt{2005})=1\) \(\Leftrightarrow \sqrt{2006}-\sqrt{2005}=\dfrac{1}{\sqrt{2006}+\sqrt{2005}}\) Vậy hai số trên là nghịch đảo của nhau. Bài 24 trang 15 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: Rút gọn và tìm giá trị (làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba) của các căn thức sau: \(a)\) \( \sqrt{4(1 + 6x + 9x^{2})^{2}}\) tại \(x = - \sqrt 2 \); \(b)\) \( \sqrt{9a^{2}(b^{2} + 4 - 4b)}\) tại \(a = - 2;\,\,b = - \sqrt 3 \). Lời giải: a) Ta có: \( \sqrt{4(1 + 6x + 9x^{2})^{2}}\) \(=\sqrt {4}. \sqrt {{{(1 + 6x + 9{x^2})}^2}} \) \(=\sqrt{4}.\sqrt{(1+2.3x+3^2.x^2)^2}\) \(=\sqrt{2^2}.\sqrt{\left[1^2+2.3x+(3x)^2\right]^2}\) \(=2.\sqrt {{{\left[ {{{\left( {1 + 3x} \right)}^2}} \right]}^2}} \) \(=2.\left|(1+3x)^2\right|\) \(=2(1+3x)^2\). (Vì \( (1+3x)^2 > 0 \) với mọi \(x\) nên \(\left|(1+3x)^2\right|=(1+3x)^2 \)) Thay \(x = - \sqrt 2 \) vào biểu thức rút gọn trên, ta được: \( 2{\left[ {1 + 3.(-\sqrt 2) } \right]^2}=2(1-3\sqrt{2})^2\). Bấm máy tính, ta được: \( 2{\left( {1 - 3\sqrt 2 } \right)^2} \approx 21,029\). b) Ta có: \( \sqrt{9a^{2}(b^{2} + 4 - 4b)} =\sqrt{3^2.a^2.(b^2-4b+4)}\) \(=\sqrt{(3a)^2.(b^2-2.b.2+2^2)}\) \(=\sqrt{(3a)^2}. \sqrt{(b-2)^2}\) \(=\left|3a\right|. \left|b-2\right| \) Thay \(a = -2\) và \(b = - \sqrt 3 \) vào biểu thức rút gọn trên, ta được: \(\left| 3.(-2)\right|. \left| -\sqrt{3}-2\right| =\left|-6\right|.\left|-(\sqrt{3}+2) \right|\) \(=6.(\sqrt{3}+2)=6\sqrt{3}+12\). Bấm máy tính, ta được: \(6\sqrt{3}+12 \approx 22,392\). Bài 25 trang 16 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: Tìm \(x\) biết: a) \( \sqrt{16x}= 8\); b) \( \sqrt{4x} = \sqrt{5}\); c) \( \sqrt{9(x - 1)} = 21\); d) \( \sqrt{4(1 - x)^{2}}- 6 = 0\). Phương pháp: - Đặt điều kiện để biểu thức có nghĩa: \(\sqrt A \) có nghĩa khi và chỉ khi \(A \ge 0\) - Bình phương hai vế rồi giải bài toán tìm x. - Ta sử dụng các cách làm sau: \(\sqrt A = B\left( {B \ge 0} \right) \Leftrightarrow A = {B^2}\) \(\sqrt A = \sqrt B \left( {A \ge 0;B \ge 0} \right) \Leftrightarrow A = B\) Lời giải: a) Điều kiện: \(x \ge 0\) \(\sqrt {16x} = 8\)\( \Leftrightarrow {\left( {\sqrt {16x} } \right)^2} = {8^2}\) \( \Leftrightarrow 16x = 64\) \( \Leftrightarrow x = \dfrac{{64}}{{16}} \Leftrightarrow x = 4\) (thỏa mãn điều kiện) Vậy \(x=4\). Cách khác: \(\begin{array}{l} b) Điều kiện: \(4x \ge 0 \Leftrightarrow x \ge 0\) \(\sqrt {4x} = \sqrt 5 \) \( \Leftrightarrow {\left( {\sqrt {4x} } \right)^2} = {\left( {\sqrt 5 } \right)^2} \Leftrightarrow 4x = 5 \Leftrightarrow x = \dfrac{5}{4}\) (thỏa mãn điều kiện) Vậy \(x=\dfrac{5}{4}\). c) Điều kiện: \(9\left( {x - 1} \right) \ge 0 \Leftrightarrow x - 1 \ge 0 \Leftrightarrow x \ge 1\) \(\sqrt {9\left( {x - 1} \right)} = 21\)\( \Leftrightarrow 3\sqrt {x - 1} = 21\)\( \Leftrightarrow \sqrt {x - 1} = 7\) \( \Leftrightarrow x - 1 = 49 \Leftrightarrow x = 50\) (thỏa mãn điều kiện) Vậy \(x=50\). Cách khác: \(\begin{array}{l} d) Điều kiện: \(x \in R\) (vì \(4.(1-x)^2\ge 0\) với mọi \(x)\) \(\sqrt {4{{\left( {1 - x} \right)}^2}} - 6 = 0\)\( \Leftrightarrow 2\sqrt {{{\left( {1 - x} \right)}^2}} = 6\) \( \Leftrightarrow \left| {1 - x} \right| = 3\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}1 - x = 3\\1 - x = - 3\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = - 2\\x = 4\end{array} \right.\) Vậy \(x=-2;x=4.\) Bài 26 trang 16 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: a) So sánh \( \sqrt{25 + 9}\) và \( \sqrt{25} + \sqrt{9}\); b) Với \(a > 0\) và \(b > 0\), chứng minh \( \sqrt{a + b} < \sqrt{a}+\sqrt{b}\). Phương pháp: +) Sử dụng định lí so sánh hai căn bậc hai: \(a < b \Leftrightarrow \sqrt{a} < \sqrt{b}\), với \(a,\ b \ge 0\). +) Sử dụng các công thức: với \(a ,\ b \ge 0\) , ta có: \((\sqrt{a})^2=a\). \(\sqrt{a}.\sqrt{b}=\sqrt{ab}\). Lời giải: a) Ta có: \(+) \sqrt{25 + 9}=\sqrt{34}\). \(+) \sqrt{25} + \sqrt{9}=\sqrt{5^2}+\sqrt{3^2}=5+3\) \(=8=\sqrt{8^2}=\sqrt{64}\). Vì \(34<64\) nên \(\sqrt{34}<\sqrt{64}\) Vậy \(\sqrt{25 + 9}<\sqrt{25} + \sqrt{9}\) b) Với \(a>0,b>0\), ta có \(+)\, (\sqrt{a + b})^{2} = a + b\). \(+) \,(\sqrt{a} + \sqrt{b})^{2}= (\sqrt{a})^2+ 2\sqrt a .\sqrt b +(\sqrt{b})^2\) \( = a +2\sqrt{ab} + b\) \(=(a+b) +2\sqrt{ab}\). Vì \(a > 0,\ b > 0\) nên \(\sqrt{ab} > 0 \Leftrightarrow 2\sqrt{ab} >0\) \(\Leftrightarrow (a+b) +2\sqrt{ab} > a+b\) \(\Leftrightarrow (\sqrt{a}+\sqrt{ b})^2 > (\sqrt{a+b})^2\) \(\Leftrightarrow \sqrt{a}+\sqrt{b}>\sqrt{a+b}\) (đpcm) Bài 27 trang 16 SGK Toán lớp 9 tập 1 Câu hỏi: So sánh a) \(4\) và \(2\sqrt{3}\); b) \(-\sqrt{5}\) và \(-2\) Lời giải: a) Ta có: \(\begin{array}{l} Cách khác: Ta có: \(\left\{ \matrix{ Vì \(16> 12 \Leftrightarrow \sqrt {16} > \sqrt 12 \) Hay \(4 > 2\sqrt 3\). b) Vì \(5>4 \Leftrightarrow \sqrt 5 > \sqrt 4 \) \(\Leftrightarrow \sqrt 5 > 2\) \(\Leftrightarrow -\sqrt 5 < -2\) (Nhân cả hai vế bất phương trình trên với \(-1\)) Vậy \(-\sqrt{5} < -2\). Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 3. Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương
|
Giải bài 28 trang 18; bài 29, 30, 31 trang 19 sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 bài Liên hệ giữa phép chia và phép khai phương. Bài 30 Rút gọn các biểu thức sau
Giải bài 32, 33, 34 trang 19; bài 35, 36, 37 trang 20 sách giáo khoa Toán lớp 9 tập 1 bài Luyện tập. Bài 36 Mỗi khẳng định sau đúng hay sai ? Vì sao ? Bài 37 Đố: Trên lưới ô vuông, mỗi ô vuông cạnh 1cm, cho bốn điểm (M, N, P, Q) (h.3). Hãy xác định số đo cạnh, đường chéo và diện tích của tứ giác MNPQ.