Bài 2.22 trang 16 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng caoGiải bài 2.22 trang 16 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Hai nguyên tố X và Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, X thuộc nhóm V. Bài 2.22 trang 16 SBT Hóa học 10 Nâng cao Hai nguyên tố X và Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, X thuộc nhóm V. Ở trạng thái đơn chất X và Y không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân X và Y bằng 23. Xác định hai nguyên tố và viết cấu hình electron nguyên tử của chúng. Giải Nguyên tố X thuộc nhóm V, vậy Y phải ở nhóm IV hoặc nhóm VI. Gọi PX và PY tương ứng là số proton trong nguyên tử X và Y. PX + PY = 23 và X thuộc nhóm VA nên X chỉ có thể là N hoặc P. Nếu X là P, do PX = 15 nên PY = 8 ứng với nguyên tố oxi. Trường hợp này loại vì P có phản ứng với oxi khi đốt nóng. Nếu X là N thì PX = 7 và P= 7 và PY = 16 ứng với nguyên tố S. Trường hợp đúng vì ở trạng thái đơn chất chúng không phản ứng với nhau. Như vậy, cặp nguyên tố là N và S. Cấu hình electron nguyên tố của N: \(1{s^2}2{s^2}2{p^3}\) Cấu hình electron nguyên tử của S: \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^4}\). Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 11: Sự biến đổi một số đai lượng vật lí của các nguyên tố hóa học
|
Giải bài 2.23 trang 17 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. So sánh tính kim loại trong từng cặp nguyên tố sau và giải thích ngắn gọn.
Giải bài 2.24 trang 17 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. So sánh tính phi kim trong từng cặp nguyên tố sau và giải thích ngắn gọn.
Giải bài 2.25 trang 17 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Hóa trị của nguyên tố hóa học là gì? Hãy nêu sự biến đổi hóa trị của các nguyên tố hóa học trong chu kì 2.
Giải bài 2.26 trang 17 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Hãy nêu sự biến đổi tính chất axit – bazơ của các oxit và hiđroxit của các nguyên tố trong chu kì 3 khi đi từ trái sang phải.