Bài 2.34 trang 83 Sách bài tập (SBT) Hình học 11Vẽ hình biểu diễn của một hình lục giác đều. Vẽ hình biểu diễn của một hình lục giác đều. Giải: Với hình lục giác đều ABCDEF ta nhận thấy: - Tứ giác OABC là hình bình hành ( vừa là hình thoi); - Các điểm D, E, F lần lượt là các điểm đối xứng của các điểm A, B, C qua tâm O Từ đó suy ra cách vẽ hình biểu diễn của lục giác đều ABCDEF như sau: (h.2.54) - Vẽ hình bình hành O’A’B’C’ biểu diễn cho hình bình hành OABC.. - Lấy các điểm D’, E’, F’ lần lượt đối xứng của A’, B’, C’ qua tâm O’, ta được hình biểu diễn A’B’C’D’E’F’ của hình lục giác đều ABCDEF. Chú ý. Ta có thể vẽ hình biểu diễn hình lục giác đều dựa trên sự phân tích sau đây ở hình thực ABCDEF (h.2.53) : - Tứ giác ABDE là hình chữ nhật; - Gọi I là trung điểm của cạnh AE và H là trung điểm của cạnh BD; - Các điểm F và C đối xứng của O lần lượt qua I và H. Từ đó ta có cách vẽ sau đây:
- Vẽ hình bình hành A’B’D’E’ biểu diễn cho hình chữ nhật ABDE - Gọi I’ và H’ lần lượt là trung điểm của A’E’và B’D’. - Gọi F’ đối xứng với O’ qua I’ và C’ đối xứng với O’ qua H’, ta được hình biểu diễn A’B’C’D’E’F’ của hình lục giác đều. Sachbaitap.com
Xem lời giải SGK - Toán 11 - Xem ngay >> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Xem thêm tại đây:
Bài 5. Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian
|
Hãy vẽ hình biểu diễn của một đường tròn cùng với hai đường kính vuông góc của đường tròn đó.
Hãy chọn phép chiếu song song với phương chiếu của và mặt phẳng chiếu thích hợp để hình chiếu song song của một tứ diện cho trước là một hình bình hành.
Trên Ax lấy đoạn AA’ = a, trên By lấy đoạn BB’ = b, trên Cz lấy đoạn CC’ = c.