Giải bài 24 tiết 1 trang 91, 92 Vở bài tập (VBT) Toán lớp 2 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sốngĐặt tính rồi tính. Số? Rô-bốt cần leo qua 52 bậc cầu thang. Rô-bốt đã leo được 19 bậc. Hỏi Rô-bốt cần leo thêm bao nhiêu bậc cầu thang nữa? Dựa vào câu chuyện của sóc, chuột và nhím, em hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp. Câu 1 (Bài 24, tiết 1) trang 91, VBT Toán 2 tập 1 Câu hỏi: Đặt tính rồi tính. 35 – 9 41 – 6 70 – 34 55 - 26 ........ .......... .......... .......... ........ .......... .......... .......... ........ .......... .......... .......... Phương pháp: - Đặt tính: Viết các số cùng hàng thẳng cột với nhau. - Tính: Tính theo thứ tự từ phải sang trái. Lời giải: Em đặt tính sao cho các chữ số đặt thẳng cột với nhau, sau đó trừ lần lượt chữ số hàng đơn vị và chữ số hàng chục.
Câu 2 (Bài 24, tiết 1) trang 91, VBT Toán 2 tập 1 Câu hỏi: Số? Phương pháp: Tính nhẩm kết quả các phép tính theo chiều mũi tên rồi điền số thích hợp vào ô trống. Lời giải: Em lần lượt thực hiện các phép tính: 68 + 5 = 73; 73 – 8 = 65; 65 – 36 = 29 Em điền vào hình như sau:
Câu 3 (Bài 24, tiết 1) trang 91, VBT Toán 2 tập 1 Câu hỏi: Rô-bốt cần leo qua 52 bậc cầu thang. Rô-bốt đã leo được 19 bậc. Hỏi Rô-bốt cần leo thêm bao nhiêu bậc cầu thang nữa? Phương pháp: Số bậc cầu thang rô-bốt cần leo thêm = Số bậc thang rô-bốt cần leo – Số bậc đã leo được. Lời giải: Để tính được rô-bốt cần leo bao nhiêu bậc cầu thang nữa, em thực hiện phép trừ: lấy số bậc thang Rô-bốt cần leo qua (52 bậc) trừ đi số bậc thang rô-bốt đã leo được (19 bậc). Em có phép tính: 52 – 19 = 33 (bậc). Bài giải Rô-bốt cần leo số bậc cầu thang nữa là: 52 – 19 = 33 (bậc) Đáp số: 33 bậc thang. Câu 4 (Bài 24, tiết 1) trang 91, VBT Toán 2 tập 1 Câu hỏi: Dựa vào câu chuyện của sóc, chuột và nhím, em hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. Phép tính nào sau đây có kết quả là số hạt dẻ của sóc? A. 73 – 33 B. 61 – 26 C. 83 - 45 Phương pháp: Tính nhẩm kết quả các phép trừ rồi lựa chọn đáp án có kết quả lớn hơn 35 và nhỏ hơn 40. Lời giải: Em thực hiện các phép tính: 73 – 33 = 40; 61 – 26 = 35; 83 – 45 = 38 Em thấy số hạt dẻ của bạn sóc nhiều hơn của nhím (35 hạt) nhưng ít hơn của chuột (40 hạt), nên số hạt dẻ của sóc là 38. Em chọn phép tính C. Câu 5 (Bài 24, tiết 1) trang 92, VBT Toán 2 tập 1 Câu hỏi: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp. a) Ghép hai trong ba thẻ số trên được các số có hai chữ số lớn hơn 40 và bé hơn 50 là: ............................................................................................................................................ b) Tìm tổng và hiệu của số tìm được ở câu a với số trên tấm thẻ còn lại. ............................................................................................................................................. Phương pháp: a) Trong 3 tấm thẻ, chọn một thẻ làm số chục và 1 thẻ còn lại làm số đơn vị ta được số có 2 chữ số. Lựa chọn số lớn hơn 40 và bé hơn 50 rồi điền vào chỗ chấm. b) Tính tổng và hiệu của số tìm được ở câu a với số trên tấm thẻ còn lại rồi điền vào chỗ chấm. Lời giải: Từ 3 thẻ số: 4, 3 và 8, các số có hai chữ số được lập là: 34 ; 43 ; 38 ; 83 ; 84 ; 48. Các số có hai chữ số lớn hơn 40 và bé hơn 50 là: 43; 48 Em trả lời như sau: a) Ghép hai trong ba thẻ số trên được các số có hai chữ số lớn hơn 40 và bé hơn 50 là: 43; 48 b) Tìm tổng và hiệu của số tìm được ở câu a với số trên tấm thẻ còn lại: 43 + 8 = 51; 43 – 8 = 35; 48 + 3 = 51; 48 – 3 = 45. Sachbaitap.com
Xem thêm tại đây:
Bài 24: Luyện tập chung
|
Tính. Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp. Chuồn chuồn bay theo hướng sợi dây dưới đây, xuất phát từ mũi tên. Một cửa hàng, buổi sáng bán được 52 l nước mắm, buổi chiều bán được 43 l nước mắm. Hỏi cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu lít nước mắm? Viết chữ số thích hợp vào chỗ chấm.
Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp. Viết vào chỗ chấm (theo mẫu). Đo độ dài các đoạn thẳng rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm.
Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp. Đ, S? Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp. Quan sát tranh rồi nối để có câu hợp lí. a) Vẽ đường thẳng AB. Vẽ đoạn thẳng MN. b) Vẽ điểm D để có ba điểm C, D, E thẳng hàng