Loigiaihay.com 2024

Đã cập nhật bản mới với lời giải dễ hiểu và giải thêm nhiều sách

Xem chi tiết

Bài 25.1, 25.2, 25.3 trang 62 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

Câu nào dưới đây nói về hiện tượng tự cảm là không đúng ?

25.1. Câu nào dưới đây nói về hiện tượng tự cảm là không đúng ?

A. Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong mạch chứa cuộn cảm khi có sự biến thiên của dòng điện trong mạch đó.

B. Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong mạch chứa cuộn cảm khi đóng mạch hoặc ngắt mạch đột ngột.

C. Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong mạch chứa cuộn cảm có dòng điện xoay chiều biến thiên liên tục theo thời gian chạy qua mạch đó.

D. Là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong mạch chứa cuộn cảm có dòng điện không đổi theo thời gian chạy qua mạch đó.

Trả lời:

Đáp án D

25.2. Câu nào dưới đây nói về suất điện động tự cảm là không đúng?

A. Là suất điện động xuất hiện trong mạch chứa cuộn cảm khi đóng mạch hoặc ngắt mạch đột ngột.

B, Là suất điện động xuất hiện trong mạch chứa cuộn cảm, có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch đó.

C. Là suất điện động sinh ra dòng điện không đổi trong mạch kín, có chiều tuân theo định luật Len – xơ.

D. Là suất điện động xuất hiện trong mạch chứa cuộn cảm, có trị số xác định bởi công thức \({e_{tc}} = - L{{\Delta i} \over {\Delta t}}\), với L là hệ số tự cảm của mạch và  \({{\Delta i} \over {\Delta t}}\) là tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch đó.

Trả lời:

Đáp án C

25.3. Câu nào dưới đây nói về hệ số tự cảm của ống dây điện là không đúng?

A. Là một hệ số - gọi là độ tự cảm, đặc trưng cho mức độ tự cảm của mạch điện, chỉ phụ thuộc cấu tạo và kích thước của mạch điện.

B. Là một hệ số xác định mối quan hệ tỉ lệ giữa suất điện động tự cảm trong mạch và tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện chạy trong mạch đó.

C. Là một hệ số tính theo công thức  \(L = {i \over \Phi }\) và đo bằng đơn vị Henry (H).

D. Là một hệ số đặc trưng cho mức độ tự cảm của ống dây điện dài hình trụ, tính theo công thức  \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}.{{{N^2}} \over \ell }S\), với N là số vòng dây, llà độ dài và S là diện tích tiết diện của ống dây.

Trả lời:

Đáp án C

Sachbaitap.com

Xem lời giải SGK - Vật lí 11 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

  • Bài 25.7 trang 63 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 25.7 trang 63 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Ống dây dẫn hình trụ có lõi chân không, dài 20 cm, gồm 1000 vòng dây, mỗi vòng dây có diện tích 100 cm2. a) Tính độ tự cảm của ống dây. b) Tính độ lớn của suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây khi dòng điện chạy qua ống dây tăng đều từ 0 đến 5,0 A trong thời gian 0,10 s. c) Tính năng ỉượng từ trường tích luỹ trong ống dây khi cường độ dòng điện chạy qua ống dây đạt tới giá trị 5,0 A.

  • Bài 25.8 trang 63 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 25.8 trang 63 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Một ống dây đồng hình trụ dài 25 cm gồm nhiều vòng dây quấn sít nhau và có điện trở 0,20 Ω. Dây đồng có tiết diện 1,0 mm2 và điện trở suất 1,7.10-8 Ω.m. Xác định : a) Số vòng dây đồng và độ tự cảm của ống dây đồng. b) Từ thông qua mỗi vòng dây đồng và năng lượng từ trường trong ống dây khi có dòng điện cường độ 2,5 A chạy trong ống dây đồng.

  • Bài 25.4, 25.5, 25.6 trang 63 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 25.4, 25.5, 25.6 trang 63 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Một cuộn cảm có độ tự cảm 0,10 H. Xác định suất điện động tự cảm trong cuộn cảm này khi cường độ dòng điện trong nó biến thiên đều 200 A/s

  • Bài 25.9* trang 63 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Bài 25.9* trang 63 Sách bài tập (SBT) Vật Lí 11

    Một cuộn dây dẫn có độ tự cảm 3,0 H được nối với nguồn điện có suất điện động 6,0 V và điện trở trong rất nhỏ không đáng kể. Sau khoảng thời gian bao lâu tính từ lúc nối cuộn dây dẫn với nguồn điện, cường độ dòng điện chạy trong cuộn dây dẫn đến giá trị 5,0 A. Giả sử cường độ dòng điện tăng đều theo thời gian